Hỏi - Đáp về quy định quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
LĐXH)- Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – TBXH) thông tin, giải đáp những thắc mắc về các quy định trong thủ tục hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Hỏi: Theo nội dung của Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, một bộ hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
Công ty cổ phần Thép Pomina có ký hợp đồng dự án với Công ty TNHH Sinomach của Trung Quốc về cung cấp thiết bị luyện phôi thép tại Nhà máy Luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty cổ phần Thép Pomina, địa chỉ KCN Phú Mỹ 1, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo quy định của pháp luật, do trụ sở của Công ty ở Bình Dương, Công ty đã xin giấy phép lao động cho một số lao động Trung Quốc vào thực hiện dự án tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Hồ sơ xin giấy phép lao động được chuẩn bị theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Về nguyên tắc hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc, bắt buộc giấy tờ phải được dịch ra tiếng Việt trước và chứng thực bởi cơ quan công chứng. Chúng tôi đính kèm một bằng tốt nghiệp đại học của một chuyên gia có dấu xác nhận của cơ quan ngoại giao Trung Quốc và đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
Tuy nhiên, khi nộp bộ hồ sơ trực tiếp lên cơ quan quản lý KCN tỉnh Bình Dương, do bên cơ quan này không chấp nhận nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia trực tuyến www.vieclamvietnam.gov.vn, cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ phụ trách bộ phận đều thông báo không chấp nhận bản dịch tiếng Việt của bên Trung Quốc và yêu cầu phải dịch lại toàn bộ hồ sơ tại phòng tư pháp của tỉnh Bình Dương.
Chúng tôi đã kiểm tra với cơ quan quản lý KCN tại tỉnh Bình Dương và được thông báo hồ sơ không thiếu sót gì.
Vậy chúng tôi xin hỏi yêu cầu này của cơ quan quản lý KCN tỉnh Bình Dương thuộc UBND tỉnh Bình Dương có hợp pháp, có đúng thẩm quyền không, nếu có thì ở đâu quy định? Chúng tôi cần phải giải thích lại với nhà thầu Sinomach.
Hiện nay hồ sơ của Công ty tôi vẫn chưa được giải quyết, gây khó khăn cho việc đăng ký lao động nước ngoài tại dự án và làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án của Công ty chúng tôi.
Mong kiến nghị được giải đáp sớm.
(Công ty cổ phần thép POMINA )
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐCP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì các giấy tờ của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cục Việc làm gửi kèm Công hàm số LS/061/2006 ngày 31/5/2006 của Đại sứ quán Trung Quốc hướng dẫn trình tự thực hiện đối với các loại giấy tờ của Trung Quốc muốn mang ra nước ngoài sử dụng./.
TAG: