Giải đáp pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Giải đáp pháp luật
Hỏi - Đáp về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
10:51 AM 04/12/2019
(LĐXH) - Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản của các qui định của pháp luật về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, giải đáp những thắc mắc về các quy định trong áp dụng xử lý kỷ luật khi người lao động vi phạm các qui định của pháp luật và nội qui của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hỏi: Tại Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. Trường hợp một trong các thành phần quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động”.
Xin hỏi, theo quy định, ví dụ ngày gửi thông báo là ngày 1/1/2019, tính toán khoảng ngày 4/1/2019 sẽ nhận được thông báo, vậy phải cộng thêm 3 ngày để người lao động xác nhận tham dự cuộc họp, tức là ngày 8/1/2019, Công ty mới được tiến hành xử lý kỷ luật có đúng không?
Ngoài ra, theo quy định pháp luật “bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo”, vậy khi Công ty đã gửi thông báo qua đường bưu điện đến địa chỉ thường trú mà người lao động cung cấp tuy nhiên không có ai nhận thư thông báo vậy Công ty có được xử lý kỷ luật không?
Trần Thị Hồng (Hai Bà Trưng - Hà Nội)

Trả lời:Theo quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Lao động thì khi xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Theo Điểm 1, Điểm 2, Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động dưới 18 tuổi để tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
– Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. Trường hợp một trong các thành phần quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ quy định nêu trên thì Công ty có trách nhiệm bố trí thời điểm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho phù hợp sau khi có sự xác nhận tham dự cuộc họp của các thành phần liên quan trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo và công ty phải có trách nhiệm tìm các biện pháp liên hệ để người lao động và các thành phần liên quan nhận được thông báo theo quy định./.
 
TAG:
Tin khác
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
TPHCM: 13 đơn vị bốc thăm chọn người xác minh tài sản thu nhập năm 2024