Giải đáp pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Giải đáp pháp luật
Hỏi - Đáp về Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
12:33 PM 20/04/2020
(LĐXH)- Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thông tin, giải đáp những thắc mắc về các quy định trong chính sách, trình tự thực hiện BHTN…
Câu 1. Trong thời gian giãn cách xã hội này, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng cách nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị đinh 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp, do dịch bệnh thì người lao động không phải trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm mà có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện, kèm theo xác nhận của UBND cấp xã về dịch bệnh trên địa bàn.
Thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19, tại điểm 2 Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Do vậy, người lao động có thể lựa chọn không cần trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm mà gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện.
Câu 2. Theo quy định thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên do thực hiện giãn cách xã hội, người lao động thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm và Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông  báo về việc tìm kiếm việc làm. Trường hợp, do dịch bệnh thì người lao động không phải trực tiếp đến trung tâm để thông báo mà gửi Thông báo, kèm theo xác nhận của UBND cấp xã về dịch bệnh trên địa bàn.
Thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19, tại điểm 2 Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ cho phép người lao động thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Do vậy, người lao động có thể lựa chọn không cần trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm mà gửi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng dưới hình thức gián tiếp.
Câu 3: Những trường hợp được coi bất khả kháng để người sử dụng lao động được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động?
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28//2015/NĐ-CP thì những trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm, bao gồm:
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.
 
 
PBHTN-PV
 
TAG:
Tin khác
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
TPHCM: 13 đơn vị bốc thăm chọn người xác minh tài sản thu nhập năm 2024
Giám đốc doanh nghiệp lừa đảo hơn 18 tỉ đồng