Giải đáp pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Giải đáp pháp luật
Hỏi - Đáp các qui định về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
12:12 PM 21/04/2019
(LĐXH) Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản của các qui định về quản lý, cấp phép đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – TBXH) thông tin, giải đáp những thắc mắc các quy định về vấn đề này.



Hỏi: Bà Nguyễn Thị Như Hồng (tỉnh Phú Yên) hỏi: Hợp đồng lao động hết hạn trước thời hạn của giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài có được dùng giấy phép lao động này để xin việc khác không?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 174 Bộ luật Lao động, trường hợp hợp đồng lao động hết hạn thì giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực. Người sử dụng lao động phải thông báo về việc giấy phép lao động đã hết hiệu lực do chấm dứt hợp đồng lao động cho cơ quan đã cấp phép lao động đó theo qui định tại Điều 12 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi, bổ sung. Do vậy, được sử dụng giấy phép lao động này để xin việc ở doanh nghiệp khác nếu phù hợp qui định tại Điểm c khoản 8 Điều 10 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016.
 
Hỏi: Công ty Luật TNHH BB&NU đề nghị giải đáp một số vướng mắc, kiến nghị liên quan đến vấn về giấy phép lao động của Trưởng đại diện/Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 172 Bộ luật Lao động và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/2/2016 hướng dẫn về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: “Trưởng văn phòng đại diện không thuộc diện cấp giấy phép lao động”. Tuy nhiên, thực tiễn quy định này chỉ áp dụng đối với Trưởng đại diện của tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam mà không áp dụng cho Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định của Nghị định 072016/NĐ-CP về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Luật Doanh nghiệp 2014 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện/đăng ký doanh nghiệp không yêu cầu phải nộp tài liệu chứng minh về năng lực kinh nghiệm, trình độ cũng như giấy phép lao động của Trưởng đại diện/Người đại diện theo pháp luật (làm việc theo Hợp đồng lao động).
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Vậy, trường hợp Trưởng đại diện/Người đại diện theo pháp luật có tên trên Giấy phép thành lập của văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài có đủ kinh nghiệm làm việc và năng lực để đảm nhận vị trí trên nhưng không đáp ứng điều kiện để được cấp giấy phép lao động theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì khi đó sẽ được giải quyết như thế nào? Trưởng đại diện/Người đại diện pháp luật có được làm việc tại Việt Nam? Doanh nghiệp có phải tìm người thay thế và thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép đã được cấp?
Nếu phải tiến hành các thủ tục trên sẽ tiêu tốn thêm thời gian và chi phí của nhà đầu tư để có thể bắt đầu việc kinh doanh tại Việt Nam trong khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Do đó, Công ty đề nghị xem xét để bổ sung hai đối tượng trên vào danh sách người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trên cơ sở phù hợp với định hướng và chính sách của pháp luật Việt Nam hoặc bổ sung thêm quy định về việc Trưởng văn phòng đại diện/Người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng yêu cầu giấy phép lao động khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập/ đăng ký doanh nghiệp để Thương nhân/Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn người phù hợp theo yêu cầu ngay từ đầu khi chuẩn bị thành lập nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
Đối với người lao động nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng thực hiện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Đối với người lao động nước ngoài là Trưởng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là nhà quản lý theo quy định nêu trên, Giấy phép thành lập của văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên người Trưởng đại diện được coi là văn bản chứng minh người nước ngoài đó là nhà quản lý./.
 
TAG:
Tin khác
Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn