Giải đáp pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Giải đáp pháp luật
Hỏi - Đáp các qui định về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
01:51 PM 17/04/2019
(LĐXH) Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản của các qui định về quản lý, cấp phép đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – TBXH) thông tin, giải đáp những thắc mắc về các quy định về vấn đề này.
Hỏi: Công ty TNHH Nhà hàng JW Homemade Catering Hàn Quốc (Vĩnh Phúc) có 2 người lao động nước ngoài đang làm việc. Trước ngày 25/10/2018, trụ sở Công ty ở tỉnh Thái Nguyên, Công ty đã làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho 2 lao động nước ngoài trên theo đúng quy định.
Sau khi chuyển sang tỉnh Vĩnh Phúc, chuyên viên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Công ty làm thủ tục cấp mới giấy phép lao động.
Công ty đề nghị giải đáp, yêu cầu của chuyên viên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có đúng quy định không?
Hiện tại Công ty cũng có 1 người lao động nước ngoài ở vị trí nhà quản lý với chức danh Phó Giám đốc. Văn bản chứng minh nghề nghiệp của người lao động là bản đăng ký kinh doanh với tên người lao động là người đại diện theo pháp luật cho Công ty được thành lập ở nước ngoài. Người đại diện theo quy định sẽ là người quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Văn bản chứng minh này Công ty đã nộp và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên chấp nhận là văn bản chứng minh nghề nghiệp phù hợp cho vị trí nhà quản lý. Tuy nhiên, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc lại không chấp nhận và đưa ra lý do là không phù hợp.
Việc thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động hiện nay đều căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng các Sở lại có cách vận dụng khác nhau dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.
Công ty TNHH Nhà hàng JW Homemade Catering Hàn Quốc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cách giải quyết đối với các trường hợp nêu trên.

Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài đang làm việc để làm cùng vị trí công việc với thời hạn từ 10 ngày liên tục trở lên thì không phải cấp giấy phép lao động mới nhưng người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc.
Về lao động nước ngoài là nhà quản lý, theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, đối với các vị trí Tổng Giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó Giám đốc của các doanh nghiệp mà đáp ứng được theo quy định tại Khoản 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì là nhà quản lý.

Hỏi: Bà Nguyễn Phương Lan (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Người lao động nước ngoài không được ký hợp đồng không xác định thời hạn có đúng không? Trường hợp giấy phép lao động được cấp lại đến lần thứ 3, thì hợp đồng lần thứ 3 vẫn là hợp đồng xác định thời hạn giống như trên giấy phép lao động có đúng không?

Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Lao động, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm và nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với nội dung của giấy phép. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn có nghĩa là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đây không phải là hợp đồng dài hạn nên tùy vào trường hợp cụ thể thì nó vẫn phù hợp với nội dung của giấy phép lao động.
Đồng thời, theo qui định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật Lao động thì giấy phép lao động hết hiệu lực khi nội dung của Hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động./.
 

 


TAG:
Tin khác
Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn