Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Hỗ trợ người Bru Vân Kiều phát triển kinh tế gia đình
09:21 AM 16/06/2021
(LĐXH) - Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp người dân tộc thiểu số phát triển kinh tế hộ gia đình. Riêng với người Bru Vân Kiều việc hỗ trợ giúp đỡ không những có giá trị về kinh tế mà còn tạo cơ hội để con người nơi đây duy trì, phát huy những thế mạnh và nét đẹp văn hóa dân tộc…
Hiệu quả từ đồng vốn vay của người Bru Vân Kiều
Người Bru-Vân Kiều tập trung tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và huyện Minh Hóa (Quảng Bình) có mật độ đông hơn cả. Người Bru Vân Kiều sống chủ yếu nhờ làm rẫy và làm ruộng, việc hái lượm săn bắn và đánh cá là nguồn cung cấp thức ăn chính. Ðồng bào nuôi gia súc, gia cầm, trước hết cho các lễ cúng, rồi sau đó mới là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công chỉ có đan chiếu lá, gùi..
Với đặc dân cư phần lớn người dân là DTTS, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trên huyện Minh Hóa đặc biệt là các xã Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa thì nguồn vốn phát triển sản xuất là rất quan trọng. Trong khi đó, vốn vay của Ngân hàng CSXH có lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh chóng. Ngoài việc chỉ cần đến điểm giao dịch xã để nhận vốn và trả gốc, các hộ dân thực hiện trả lãi thông qua tổ vay vốn. Điều này không chỉ nâng cao trách nhiệm của hộ dân trong việc trả lãi đúng hạn, mà còn giảm thiểu về thời gian, chi phí đi lại, nhất là người dân tại các thôn, bản ở cách xa trung tâm xã, điều kiện đi lại còn khó khăn. Bên cạnh ưu tiên nguồn vốn cho vay đồng bào DTTS, ngân hàng cùng với chính quyền cấp xã, hội, đoàn thể cơ sở, tổ vay vốn, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra hộ vay theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Đồng bào DTTS từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; hình thành ý thức “có vay, có trả”...
Anh Hồ Thân một trong những gương điển hình trong vay vốn phát triển kinh tế gia đình
Đã có nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế hộ nhờ vào vốn vay từ Ngân hàng chính sách như anh Hồ Thân ở xã Trọng Hóa, vay 2 đợt với tổng số tiền 60 triệu đồng để chăn nuôi gia súc đến nay thu nhập bình quân đạt trên 10 triệu đồng/tháng. Hay như trường hợp của chị Cao Thị Hà ở xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa từ nguồn vốn vay ban đầu chị đầu tư 150 trụ cây ăn trái Thanh Long đến nay đã có trên 250 trụ và cho thy nhập khoảng 150 triệu đồng/năm… Và còn rất nhiều trường hợp phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội đã tạo cho người dân nơi đây thoát nghèo bề vững và từng bước làm giàu chính đáng ngay tại quê hương…
Phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Minh Hóa
Từ những cá nhân phát triển kinh tế gia đình đã góp phần không nhỏ vào sự chuyển biến tích cực trong văn hoá - xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đến nay, Minh Hóa có 100% số xã có trường tiểu học, 70% số xã có trường trung học cơ sở; 75% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 93,8% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia có hiệu quả. Hiện có 15/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phong phú và đa dạng; các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa phát triển rộng khắp và dần đi vào chiều sâu. Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội đã được quan tâm, chăm lo. Tính đến cuối năm 2010, thông qua triển khai thực hiện Chương trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình, dự án… đã giải quyết vốn vay giải quyết việc làm, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và nhà ở đối với người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với tổng kinh phí trên 50 tỉ đồng.
Toàn bộ các xã, thị trấn đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình; với gần 1.000 máy điện thoại cố định, mạng điện thoại di động đã phủ sóng khắp toàn huyện. Hiện toàn bộ các xã trong huyện đều đã được kết nối mạng internet...
Trong thời gian tới, Minh Hoá sẽ đẩy mạnh tiến độ thực hiện một số giải pháp đồng bộ giúp đồng bào dân tọc thiểu số nói cung và người dân tộc Bru Vân Kiều nói riêng có cơ hội tiếp với khoa học kỹ thuật, tăng cường triển khai thực hiện những chính sách liên quan đến hỗ trợ vốn cho bà con, ưu tiên hỗ trợ dạy nghề, nhà ở và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm truyền thống tại các vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc… Tiếp đó Minh Hóa sẽ củng cố, phát triển nâng cao chất lượng văn hoá thông tin và thể dục thể thao rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Xây dựng trạm phát lại truyền hình ở các cụm xã cũng như đẩy mạnh các phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, hướng tới mục tiêu ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội./.
Nguyễn Hữu Bắc
 
TAG:
Tin khác
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ