Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ít tiếp cận các lớp đào tạo nghề
06:41 PM 30/11/2016
LĐXH - Chính phủ đã dành hơn 1.000 tỷ đồng/năm từ năm 2010 đến nay cho việc triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề án 1956). Cùng với các chương trình, chính sách an sinh xã hội, việc triển khai Đề án 1956 tại các địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, thúc đẩy hơn nữa những thành tựu xóa đói giảm nghèo.

Theo thống kê, năm 2014 số hộ nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 46,66% trong tổng số hộ nghèo tại Việt Nam. Chính phủ đã dành hơn 1.000 tỷ đồng/năm từ năm 2010 đến nay cho việc triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề án 1956). Cùng với các chương trình, chính sách an sinh xã hội, việc triển khai Đề án 1956 tại các địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, thúc đẩy hơn nữa những thành tựu xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án 1956 vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là người DTTS được đào tạo nghề còn thấp so với chương trình chung, chỉ chiếm khoảng 3% so với tổng số lao động người DTTS trong độ tuổi lao động; một số nơi hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, chưa thu hút được sự quan tâm của người nghèo.

Ảnh minh họa

Tổ chức Oxfam đã triển khai chuyên đề phân tích chính sách về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đây là báo cáo năm thứ 2 trong chuỗi 3 báo cáo đánh giá lặp lại hàng năm tại 15 cộng đồng dân cư nông thôn (có 7 xã thuộc Chương trình 135,5 xã thuộc huyện nghèo trong Chương trình 30a và 6 xã thuộc huyện khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 70% mức bình quân của huyện nghèo trong Chương trình 30a) thuộc 7 tỉnh trong cả nước gồm: Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đăk Nông, Ninh Thuận và Trà Vinh.

Theo kết quả báo cáo, hầu hết các tỉnh khảo sát đều báo cáo đạt được mục tiêu “tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 70%” trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, lao động thuộc hộ nghèo, hộ DTTS còn ít tiếp cận các lớp đào tạo nghề. Về nguyên tắc, tất cả đối tượng là LĐNT nếu có nhu cầu học nghề đều được đăng ký học nghề. Thực tế qua khảo sát, cách thức lựa chọn đối tượng học nghề ở một số nơi chưa mang lại nhiều cơ hội cho nhóm hộ nghèo DTTS. Tại đa số các địa bàn khảo sát, cán bộ thôn có xu hướng lựa chọn hộ khá, hộ người Kinh, hộ biết chữ, hộ đã có kinh nghiệm làm nghề tham gia học nghề chăn nuôi và trồng trọt; lựa chọn những hộ tham gia học nghề còn dàn trải, chưa gắn với các nông dân nòng cốt nhằm thúc đẩy cơ chế tiên phong – lan tỏa trong cộng đồng. Mặc dù đa số lớp đào tạo nghề ở vùng đồng bào DTTS đã được đưa về tận xã, thôn, có sự linh hoạt về thời gian tổ chức lớp học song vẫn chưa thật phù hợp với đồng bào DTTS, kể cả phương pháp dạy. Một số bất cập về đối tượng, định mức hỗ trợ chưa được sửa đổi, hướng dẫn cụ thể...

Theo các chuyên gia, các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề ở vùng đồng bào DTTS: Lớp nghề phù hợp; phương pháp học tập phải gắn học đi đôi với hành; kết nối doanh nghiệp, liên kết sản xuất; lồng ghép các hỗ trợ sinh kế cùng với đào tạo nghề và phải có nông dân nòng cốt.

 Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương