An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hiệu quả từ Chương trình 30a trên địa bàn tỉnh Bình Định
09:49 AM 03/10/2020
(LĐXH) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, qua 11 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 30a, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn lồng ghép khác, tỉnh đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các mô hình sản xuất, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, đào tạo nghề cho người dân tại các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão.
Đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt tại 3 huyện miền núi này đạt 99,3%, số hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,4%, đường giao thông liên xã được bê tông và nhựa hóa đạt 88,5%; đường thôn, làng được cứng hóa đạt 91,3%. Thu nhập bình quân đầu người đến đầu năm 2020 đạt 30,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện giảm bình quân hằng năm 5 - 7%.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, qua hơn 11 năm thực hiện vay vốn cho các đối tượng trên địa bàn 3 huyện nghèo Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, đã có gần 90.000 lượt hộ vay vốn với doanh số cho vay trên 2.000 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2020, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 4.264 tỷ đồng, tăng 2.062 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,2%. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 3.560 tỷ đồng, tăng 65,9% so với năm 2010, chiếm 83,5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 245,5 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng tăng mạnh là cơ sở để chi nhánh triển khai hiệu quả 19 chương trình tín dụng chính sách với doanh số cho vay từ đầu năm 2011 đến nay đạt 9.960 tỷ đồng, với gần 354 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Trao Bê giống cho các hộ nghèo tỉnh Bình Định
Tổng dư nợ cho vay đến hết tháng 6/2020 đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 161,7% so với cuối năm 2010, ước tăng trưởng năm 2020 đạt 13,65%, với 94 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ; bình quân một hộ dư nợ 45,4 triệu đồng, tăng 31 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
Cùng với đó, Bình Định đã hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 596.417 lượt người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số (DTTS), nhân dân vùng đặc biệt khó khăn với kinh phí 413.828 triệu đồng. Hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe, đồng chi trả cho 46.507 lượt hộ nghèo với kinh phí 11.940 triệu đồng. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phường, thị trấn, thôn, làng được củng cố, cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị đáp ứng theo chuẩn quốc gia, nhiều trạm y tế đã có bác sỹ phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2019, đã có 182.696 lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập với kinh phí 63.685,88 triệu đồng. Hỗ trợ 17.444 trẻ em từ 3-5 tuổi tiền ăn trưa với kinh phí 15.828,3 triệu đồng. Hỗ trợ chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg với kinh phí 12.181,2 triệu đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập, giai đoạn 2016-2020, Bình Định đã đầu tư trên 21.588 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện nghèo xây dựng các dự án phát triển sản xuất như: Hỗ trợ 2.370.000 liều vắc xin tiêm phòng, kinh phí 10.607,24 triệu đồng; 49 giống trâu, bò; 24.000 con giống thủy sản; 60.300 kg giống lúa lai, ngô lai, kiệu; 657.713 giống hom mì; 50.000 kg phân bón các loại, kinh phí 10.981,74 triệu đồng. Xây dựng 121 mô hình khuyến nông, lâm, ngư, kinh phí thực hiện khoảng 6.000 triệu đồng với hàng trăm lượt hộ nghèo tham gia và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Điển hình là các  mô hình trồng rau an toàn cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng như Cây Lạc và trồng Mía cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha; mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ chứa nước Định Bình cho thu nhập 80 triệu đồng/2 vụ/năm; mô hình dừa xiêm, mô hình gà an toàn sinh học, mô hình heo nái ngoại sinh sản, mô hình trồng dâu nuôi tằm... Nhìn chung, các mô hình điển hình nêu trên có tính thuyết phục nông dân tham gia sản xuất và phát triển nhân rộng hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.
Nhờ nguồn vốn từ Chương trình 30a, huyện An Lão đã đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu dân cư
Tại huyện Vân Canh, đã tiến hành hỗ trợ cho 48 khuyến nông viên cơ sở thôn, làng, kinh phí thực hiện 535,8 triệu đồng; huyện Vĩnh Thạnh kinh phí trợ cấp bố trí cán bộ khuyến nông, lâm, ngư cho 57 thôn của 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, kinh phí 273,6 triệu đồng; huyện An Lão hỗ trợ một suất trợ cấp khuyến nông, lâm, ngư thôn bản, số lượng 10 người, kinh phí 34,4 triệu đồng.
Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tính đến cuối năm 2019, các huyện nghèo đã tổ chức mở 243 lớp, đào tạo cho 6.417 người lao động nông thôn; đã bố trí tạo việc làm 75% lao động có việc làm sau đào tạo.  Ước đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Vân Canh đạt 38%, huyện Vĩnh Thạnh đạt 41%, huyện An Lão đạt 35%. Ngoài ra, Sở Nội vụ đã phối hợp với các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão, mở 22 lớp bồi dưỡng cho 1.371 lượt cán bộ, công chức xã về kiến thức kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ hàng năm và theo nội dung, chương trình khung của 26 Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức xã do Bộ, ngành Trung ương biên soạn.
Có thể nói, qua 10 năm, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a đã tác động tích cực đến đời sống nhân dân; trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Bình Đinh được nâng lên rõ rệt. Một số cấp ủy cơ sở, chính quyền địa phương đã tích cực, quyết liệt chung tay trong công tác giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua hàng năm, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, ổn định an ninh - quốc phòng.
Nam Khánh

 

 

 

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Hà Tĩnh giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo
Phòng chống bạo lực học đường dưới góc nhìn của các đại biểu Quốc hội trẻ em
Phú Yên tập trung xóa nhà tạm cho người nghèo
Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH tại TPHCM
100% đại biểu “Quốc hội trẻ em” biểu quyết thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Huyện Phù Cát: Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hòn Đất: Cuối năm 2024 dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,24%...
Lai Châu: Nhiều hoạt động thăm hỏi và tặng quà trong dịp Trung thu cho trẻ em
'Quốc hội trẻ em' kỳ họp lần thứ 2 chính thức khai mạc