An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hiệu quả từ các chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách ở huyện Mê Linh
08:29 PM 08/11/2023
(LĐXH)- Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) là 541,7 tỷ đồng với 10.811 khách hàng vay vốn. Vốn tín dụng ưu đãi được đầu tư cho vay đúng đối tượng đã góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Theo Ban đại diện Hội đồng quản trị  Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)  huyện Mê Linh,  huyện đã thực hiện chuyển nguồn vốn 14 tỷ đồng từ ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Công tác tổ chức triển khai cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nhân dân.
Tính đến 30/9/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện là: 543,3 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn là 541,7 tỷ đồng với 10.811 khách hàng vay vốn, tăng 35 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 99% kế hoạch năm 2023, tốc độ tăng trưởng 10,7 %. Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2023 là: 129,9 tỷ đồng, với 3.249 khách hàng. Dư nợ bình quân 2,036 tỷ đồng/tổ tiết kiệm và vay vốn; Dư nợ bình quân 50,1 triệu đồng/khách hàng. Trong đó, NHCSXH huyện tập trung giải ngân một số chương trình như: Vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 104,8 tỷ đồng, vốn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường: 23 tỷ đồng;  Nhà ở xã hội: 1,4 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên: 0,3 tỷ đồng; cho vay đối với cơ sở mầm non tiểu học ngoài công lập 0,4 tỷ đồng ...
 9 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 1.700 lao động của huyện Mê Linh có việc làm ổn định. 
Số vốn giải ngân tăng trưởng tốt tại một số xã có mức tăng trưởng cao điển hình như: Thạch Đà 6,412 tỷ đồng, Tiến Thắng 4,066 tỷ đồng, Chu Phan 3,740 tỷ đồng, Thanh Lâm 2.238 triệu đồng,... Nguồn vốn đã giúp cho nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Đời sống được cải thiện cũng giúp người dân tăng tích lũy gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, huy động tiết kiệm dân cư tăng trưởng tốt, qua đó tạo lập thêm nguồn vốn để cho vay trên địa bàn.
Vốn tín dụng ưu đãi đã được đầu tư cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần giúp hơn 10 ngàn khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình kinh tế tập thể, mô hình trang trại, VAC của các hộ gia đình có quy mô phát triển theo định hướng chung của huyện góp phần quan trọng vào thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương. Trong 9 tháng đầu năm 2023, NHCSXH đã cho vay trên 800 mô hình trồng cây ăn quả, trồng hoa tại các xã, thị trấn...; hơn 500 gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm; gần 800 gia đình đầu tư mở cửa hàng buôn, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ,...
Hộ ông Đỗ Xuân Tuấn ở thôn Trung Hà, xã Tiến Thịnh, Mê Linh vay vốn tín dụng chính sách
sản xuất bánh đa nem, giải quyết việc làm cho 5-7 lao động với mức lương 5tr/tháng.
Có thể kể tới một số điển hình sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: hộ ông Lê Xuân Trường (thôn Mạnh Trữ, xã Chu Phan) vay 80 triệu đồng để kinh doanh cửa hàng điện máy. Nhờ đó, anh có việc làm ổn định, thu nhập hàng năm khoảng 200 triệu; hộ bà Phạm Thị Thu Chang (thôn Tráng Việt, xã Tráng Việt) vay 50 triệu đồng, hiện có 01 cửa hàng xay sát gạo, thu nhập hàng năm đạt 110 triệu đồng... Trong quý 3 năm 2023,  nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng chính sách, người dân huyện Mê Linh đã xây dựng được gần 70 mô hình trồng cây ăn quả tại các xã, thị trấn...; hơn 30 gia đình phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; gần 40 gia đình đầu tư mở cửa hàng buôn bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 1.700 lao động của huyện Mê Linh có việc làm ổn định và giúp các hộ xây dựng hơn 900 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để có điều kiện sống tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh trong sinh hoạt.
Những tháng cuối năm 2023, NHCSXH huyện Mê Linh sẽ bám sát chỉ đạo của NHCSXH thành phố Hà Nội và chỉ tiêu, kế hoạch của UBND huyện Mê Linh để hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, thu lãi, nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động của tổ TK&VV...Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình tín dụng đã được phân bổ, chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở và Hội đoàn thể hoàn thiện hồ sơ vay. Đồng thời, tiếp tục triển khai cho vay vốn thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ để tạo điều kiện cho người dân kịp thời thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Rà soát triển khai cho vay nhà ở xã hội và học sinh sinh viên, cơ sở mầm non để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn. Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn để tạo điều kiện cho người dân kịp thời thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo./.
Thảo Lan
TAG: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mê Linh
Tin khác
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại