Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Hiệu quả sau 7 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Yên Bái
03:32 PM 30/11/2017
(LĐXH)- Qua 7 năm thực hiện Đề án, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh yên Bái, trong 7 năm (2010 - 2016), thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, toàn tỉnh đã mở trên 1.300 lớp với số lao động nông thôn được học nghề là trên 37.900 người. Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp là trên 25.200 người (chiếm 67%), lĩnh vực phi nông nghiệp trên 12.600 người (chiếm 33%). Toàn tỉnh đã mở 33 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức xã với gần 2.900 người tham gia.
Học viên học nghề may tại trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ
Sau 7 năm thực hiện Đề án đã có trên 33.300 lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề, đạt 88%. Trong đó, lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp là trên 22.700 người, đạt tỷ lệ 90%; lĩnh vực phi nông nghiệp trên 10.500 người, đạt 83,5%.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch; chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề.
Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố, phát triển. Đã hoàn thành việc sáp nhập trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên HNDN các huyện, thành phố. Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để đối ứng với nguồn vốn đầu tư của trung ương chi hỗ trợ đào tạo nghề và đầu tư cơ sở vật chất cho dạy nghề.
Giáo viên Trung tâm Dạy nghề và GDTX huyện Văn Yên hướng dẫn người dân vùng quế chế tác đồ thủ công mỹ nghề từ vỏ quế
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các cơ sở ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiệu quả, góp phần tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề. Thu hút được các cơ sở tham gia dạy nghề, huy động được lực lượng lớn cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề tham gia giảng dạy tại các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.
Kết quả đào tạo nghề hàng năm đều vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Có tới 80% các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, thị trấn cho phù hợp với nhu cầu đi lại của người học, nhiều lớp dạy nghề được triển khai ở các thôn, bản, xã vùng sâu, vùng xa. Dạy nghề đã bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp như nghề may công nghiệp, điện dân dụng, xây dựng, gò, hàn, nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đã tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Qua 7 năm thực hiện Đề án, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận và đánh giá cao, có 01 tập thể và 02 cá nhân được khen thưởng vì đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Đề án (toàn quốc có 05 tập thể và 09 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 44 tập thể và 68 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Hồng Hà
TAG:
Tin khác
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo
Đồng Tháp nỗ lực triển khai Dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững”
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở An Giang