An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hải Phòng nỗ lực triển khai các biện pháp hạn chế tai nạn lao động sau dịch bệnh Covid-19
02:34 PM 14/05/2020
(LDXH) Trong 3 tháng đầu năm 2020, tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã bị đình trệ, thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19. Tuy vậy, số vụ tai nạn lao động lại tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn và thiếu trách nhiệm của người lao động trong quy trình sản xuất, làm việc.

Toàn thành phố đã xảy ra 7 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 người chết, tăng 250% so với cùng kì năm 2019. Trong đó đa phần người lao động gặp nạn đang làm việc một mình và thực hiện những công việc đơn giản như thay lọc dầu, thay động cơ xăng xe nâng hàng (Công ty CP Đầu tư Thương mại điện máy Hướng Nhật); đi lại trên sà lan neo đậu trên sông (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng); nhoài người đóng nắp ca-pô máy xúc gạt (Khu công nghiệp Nam Cầu Kền); … Có thể thấy nguyên nhân tai nạn không nằm ở tính chất công việc mà do nạn nhân làm sai quy trình, làm ẩu, chủ quan với sự an toàn của chính bản thân, thái độ của người lao động đối với quy trình an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn lơ là, độ nhận thức chưa cao.

Người lao động cần được tập huấn và hiểu rõ về quy trình bảo hộ an toàn trong lao động, sản xuất (Ảnh minh họa)

Trước tình hình đó, nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mất an toàn, vệ sinh lao động xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động , đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung làm tốt công tác  tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và kiến  thức về an toàn, vệ sinh lao động, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chương trình, hoạt động tuyên truyền liên quan khác theo trách nhiệm được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, cần tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, đảm bảo chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động như: khai thác khoáng sản, xây dựng, luyện kim, doanh nghiệp có sử dụng nhiều máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,… Nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm quy trình an toàn, vệ sinh lao động như không tổ chức kế hoạch, nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động; không bố trí người lao động phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động; không kiểm tra kĩ máy móc, không kiểm định kỹ các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; không tổ chức huấn luyện cho người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; gian dối, giấu diếm trong công tác kiểm định và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động…
Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn lao động chết người, Sở LĐTBXH cần khẩn trương tiến hành điều tra vụ việc, tìm hiểu rõ nguyên nhân, xem xét kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Minh Ngọc

TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững