An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hà Nội: Tập trung triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
09:43 AM 27/07/2022
(LĐXH) - Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Thành phố phấn đấu 100% đơn vị, DN có tổ chức Công đoàn thành lập được mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Theo đó, trong năm 2022, TP Hà Nội đã thực hiện 6 dự án an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động (NLĐ). UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND an toàn lao động, vệ sinh lao động TP Hà Nội năm 2022. Thành phố đặt ra mục tiêu 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. Hằng năm trung bình giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trên địa bàn TP.
Đồng thời Hà Nội phấn đấu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thích nghi với phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, TP phấn đấu trên 85% số NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về ATVSLĐ. Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã hoạt động trong môi trường có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ. Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu. Trong năm 2022, Hà Nội sẽ có thêm 2.000 DN vừa và nhỏ ứng dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản  của hệ thống quản lý ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Đồng thời, đảm bảo 100% NLĐ đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; 100% đơn vị, DN có tổ chức Công đoàn thành lập được mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Người lao động được khám sức khỏe định kỳ
Đồng thời Hà Nội phấn đấu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thích nghi với phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, TP phấn đấu trên 85% số NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về ATVSLĐ. Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã hoạt động trong môi trường có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ. Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu. Trong năm 2022, Hà Nội sẽ có thêm 2.000 DN vừa và nhỏ ứng dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
Đồng thời, đảm bảo 100% NLĐ đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; 100% đơn vị, DN có tổ chức Công đoàn thành lập được mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 do T.Ư phát động, với chủ đề: “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”; “Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, thay mặt lãnh đạo UBND TP và LĐLĐ TP, Chủ tịch LĐLĐ TP Nguyễn Phi Thường đã phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động của TP Hà Nội năm 2022 với các nội dung cụ thể. Trong đó, tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”… Phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, người lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Chăm lo đời sống, việc làm cho cho người lao động; quan tâm hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; tập trung đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời, kiểm định các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động; đo kiểm tra môi trường lao động; khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người lao động. Chủ tịch LĐLĐ TP cũng nhấn mạnh, người lao động cần chủ động, tích cực, tự giác thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, trang bị kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình; trau dồi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, ý thức kỷ luật trong lao động.
Các cấp ủy và người đứng đầu chính quyền, doanh nghiệp định kỳ gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại với công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề công nhân quan tâm. Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao.
Đặc biệt, ngày 15/7, UBND TP Hà Nội đã ban hành Chương trình 03/CTr-UBND về An toàn, vệ sinh lao động TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Chương trình là trung bình hàng năm giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người. Trung bình hàng năm tăng thêm 5% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề ngiệp; tăng thêm 5% doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện, thị xã và trong các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Phạm vi thực hiện trên toàn TP Hà Nội bao gồm tất cả các ngành nghề, người làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.
Về nội dung hoạt động, Chương trình tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động về bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; nâng cao chất lượng công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các mô hình hợp tác xã; tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động;
Thông tin, tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP về công tác an toàn, vệ sinh lao động; thông tin tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo