Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Hà Nội: Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản
12:10 PM 28/10/2024
(LĐXH)- Thực hiện Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 06/11/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024”.
Chương trình được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 9 năm 2024 tại Sân Chung cư CT7 Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội với quy mô 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đây là cơ hội để các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Chương trình sẽ kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024” hứa hẹn mang đến cho các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Chương trình
Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.
Người tiêu dùng mua sắm tại các gian hàng
Với mong muốn xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực, phát triển bền vững; trong những năm qua Thành phố Hà Nội luôn quan tâm và chỉ đạo Sở Công Thương cũng như các sở, ngành khác tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng với các doanh nghiệp, người tiêu dùng như: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững; sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế...
Chế biến nông sản là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hiện nay, Hà Nội có 2.689 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 400 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Hằng ngày, các cơ sở này cung cấp một lượng lớn thực phẩm đã qua chế biến cho người tiêu dùng.
Chương trình có quy mô 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản
đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Cùng với việc đầu tư công nghệ chế biến sâu, doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn đã thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất. Hiện tại, công nghiệp chế biến nông sản đã và đang giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở khu vực nông thôn, đóng góp không nhỏ trong việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thủ đô.
Mặt khác, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ khi vào vụ thu hoạch, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm chế biến nông sản sâu, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Để phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho khâu chế biến, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, ổn định mặt hàng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản; lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường… để dẫn dắt chuỗi liên kết.
Thảo Lan
 

 

TAG: Kết nối Mạng lưới liên kết tiêu dùng bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản
Tin khác
Ngọc Long Plaza- Mô hình chợ trung tâm thương mại kết nối sinh kế bền vững cho bà con nhân dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững
Chiêm tinh tài chính - Lối rẽ từ khác biệt đến thành công của Mr Phú Hưng
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hội chợ Làng nghề thành phố Hà Nội lần thứ 20- năm 2024
VSMCamp & CSMOSummit 2024 định hướng xây dựng chiến lược  sales và marketing trong xu hướng phát triển bền vững
Activax triển khai chiến dịch Mở khoản đầu tư Mở rộng yêu thương
Sự kiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường
Chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt”: Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên