Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
03:33 PM 21/03/2024
(LĐXH) - Nhằm đưa ra giải pháp, khắc phục tình trạng số lượng người lao động bị mất việc đăng ký học nghề còn thấp, ngày 21/3, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2024.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu nhấn mạnh: Người lao động (NLĐ) khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi khi mất việc nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện theo Điều 49 của Luật Việc làm.
Cụ thể: (1) Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và có các giấy tờ như: Bản chính hoặc bản sao của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng); (2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. (3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trong thời hạn 3 tháng (90 ngày), kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc. (4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Phó Giám đôc Sở LĐ - TBXH thành phố Hà Nội - Ông Nguyễn Tây Nam phát biểu tại Hội nghị
Đáng chú ý, ngoài việc được hỗ trợ một khoản tiền trợ cấp theo quy định, giúp người lao động ổn định cuộc sống trong thời gian mất việc và được hưởng thẻ y tế trong thời gian thất nghiệp, người lao động còn được tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn hỗ trợ học nghề miễn phí nhằm giúp người lao động sớm tái hòa nhập thị trường lao động và hỗ trợ học nghề nhằm giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp.
Chính sách này giúp NLĐ có thể chuẩn bị tốt hơn trước khi tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, hiện hầu hết NLĐ khi bị mất việc thường lựa chọn giải pháp hưởng trợ cấp thất nghiệp và mong muốn nhanh chóng tìm ngay công việc mới để đảm bảo cuộc sống cho mình và gia đình mà không mấy quan tâm đến học nghề.

Tại Hà Nội, số lượng người lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp qua các năm càng ngày càng tăng (từ năm 2021 là hơn 63 nghìn người/ năm đến năm 2023 là hơn 85 nghìn người/năm), tuy nhiên, tỷ lệ số người tham gia học nghề càng ngày càng giảm. thực tiễn cho thấy, nhiều người lao động chưa khai thác tối đa quyền lợi được hỗ trợ đào tạo nghề khi bị mất việc. Tỉ lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp đăng ký học nghề quá thấp là vô cùng đáng tiếc. Đây là quyền lợi mà nhiều NLĐ bỏ quên. Chúng tôi đã cố gắng thông tin, tuyên truyền rất nhiều để NLĐ hiểu họ có được nhiều quyền lợi hơn chứ không phải khoản tiền trợ cấp thất nghiệp”, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Vũ Thị Thanh Liễu Hà Nội chia sẻ

Hiện nay, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội thường xuyên mở các lớp dạy nghề dưới 3 tháng như kỹ thuật chế biến món ăn, may công nghiệp, trang điểm, làm móng, bím bới tóc, duỗi, nhuộm, cắt tóc nam, cắt tóc nữ... Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để mở thường xuyên các lớp nghề như Chế biến món ăn, Cắt may công nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, Bán hàng, Điện Công nghiệp, Phun thêu thẩm mỹ, Chăm sóc da, Tin học văn phòng...

Để chính sách bảo hiểm thất nghiệp gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và hỗ trợ học nghề tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Trung tâm DVVL Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp thông qua nhiều hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại Hội nghị, một số giải pháp khắc phục tình trạng số lượng người lao động bị mất việc đăng ký học nghề còn thấp đã được đưa ra thảo luận như: Làm tốt hơn nữa công tác tư vấn, tuyên truyền đối với người lao động hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng phương thức đào tạo linh hoạt, đáp ứng được tiêu chí “người học có thể học mọi lúc, mọi nơi”, thuận tiện sắp xếp các công việc cá nhân, đăng ký lượng kiến thức học phù hợp năng lực; tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo… 
Kết luận Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trên cơ sở tổng hợp ý kiến tại hội nghị để thống nhất đề xuất các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, kịp thời xây dựng Kế hoạch triển khai nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo nghề cho người lao động thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phối hợp Phòng Việc làm - An toàn lao động của Sở và các đơn vị liên quan, hoàn thành trước ngày 31/3/2024.
Nam Khánh
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: hỗ trợ đào tạo nghề lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật