Kinh tế
Trang chủ / Kinh tế / Kinh tế
Hà Nội công bố Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2019-2025
04:48 PM 30/10/2019
(LĐXH) Chiều 29/10/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển công nghệ Bách Khoa (BK Holdings) đồng tổ chức Hội thảo công bố Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2019-2025.
Trong những năm qua, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng phát triển rất mạnh mẽ. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, tăng số doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Từ năm 2016, hưởng ứng tích cực tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, Thành phố Hà Nội cũng là một trong những địa phương tích cực trong công cuộc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo. Chính quyền Thành phố đã có nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và phát triển liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Nội với hệ sinh thái khởi nghiệp cả nước nói chung. Ngoài nguồn lực của Thành phố, hàng loạt các trung tâm sáng tạo, các chương trình ươm tạo, không gian làm việc chung ra đời đã đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp của cộng đồng; nhiều dự án, công ty khởi nghiệp của Thành phố bước đầu gặt hái những thành quả nhất định, trong đó một số dự án đạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp toàn quốc. Nhiều sản phẩm sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp đã được sử dụng làm tặng phẩm biểu trưng của Thành phố trong các sự kiện lớn. Điều này khẳng định sự quan tâm và cam kết của Lãnh đạo Thành phố đối với cộng động khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô.
Nhằm hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Thành phố, xây dựng Hà Nội thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn của cả nước, ngày 09 tháng 9 năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt và ban hành Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019-2025 tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND, trong đó ban hành nhiều cơ chế chính sách mang tính đột phá nhằm hỗ trợ, phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.
Mục tiêu của Đề án truyền thông, thay đổi nhận thức và phát huy tinh thần về khởi nghiệp sáng tạo đến cộng đồng, nhất là sinh viên, thanh niên và đội ngũ trí thức TP; Kết nối các thành phần của hệ sinh thái để hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố; Hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp của Thành phố để thực hiện vai trò kết nối các nguồn lực trong nước, quốc tế, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và dẫn dắt hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô; Hỗ trợ hình thành 3 - 5 vườn ươm doanh nghiệp hoặc không gian khởi nghiệp chung để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP; Phấn đấu đến 2025: hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo; 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm, trong đó ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng.
Đối tượng của Đề án là các cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, sáng tạo thuộc các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; Các DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Các tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội (như vườn ươm doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc kinh doanh, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian trong hệ sinh thái KNST); Các quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Một mô hình sáng tạo được giới thiệu tại Ngày hội thanh niên Thủ đô khởi nghiệp năm 2019 tại Hà Nội

 Để được tham gia Đề án, các cá nhân, nhóm cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, đáp ứng các tiêu chí sau: Người đứng đầu có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; tổ chức có ít nhất 01 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và đã đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất 01 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam;
- Các cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo một trong các phương thức sau:
+ Được đầu tư, lựa chọn bởi các cơ quan, tổ chức, bao gồm: Khu làm việc chung, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, cơ sở thúc đẩy kinh doanh (quy định tại điểm a nêu trên);
 + Được nhận giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo hoặc sản phẩm, dự án về đổi mới sáng tạo;
+ Được cấp Giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ đối với sáng kiến, sáng chế;
+ Được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
 + Được lựa chọn trực tiếp bởi Hội đồng tư vấn do cơ quan chủ trì (hay cơ quan Thường trực) Đề án thành lập (quy định trong nhiệm vụ của Đề án).
Các chính sách hỗ trợ của Đề án tập trung vào những nội dung chính sau:
- Tăng cường, đẩy mạnh truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp: Hình thành Cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố; Hỗ trợ kinh  phí để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
- Phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo: Hỗ trợ kinh phí đào tạo kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về khởi nghiệp sáng tạo cho các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có dự án khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ kinh phí  đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ huấn luyện viên, cố vấn và các cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo: Hỗ trợ và bố trí kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ kinh phí ươm tạo các dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại các cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung của Nhà nước hoặc tư nhân.
- Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, liên kết, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo: Tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối mạng lưới, kết nối đầu tư; Tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, giao lưu hợp tác, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; Tổ chức Ngày hội khởi nghiệp (TECHFEST), ngày hội công nghệ (Techmart) cấp Thành phố; Hỗ trợ kinh phí cho dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn ở nước ngoài; Hỗ trợ kinh phí cho các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gian hàng tại Ngày hội khởi nghiệp Thành phố.
- Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ  và sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm: Hỗ trợ kinh phí nghiên cứ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu, xúc tiến thương mại;  Hỗ trợ kinh phí để thực hiện hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ, thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ…
- Hỗ trợ tài chính và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo: Hỗ trợ tiếp cận tài chính cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; Kiến tạo môi trường để thu hút đầu tư, khai thác tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
- Hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Hà Nội: Trung tâm đóng vai trò kết nối, dẫn dắt hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thu hút và liên kết các thành phần của hệ sinh thái KNST. Trung tâm có 5 chức chính gồm: (1) Quảng bá công nghệ; (2) Tư vấn - Đào tạo; (3) Cung cấp các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (4) Hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ (R&D); (5) Kết nối mạng lưới.
Các tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện tham gia Đề án có thể tiếp cận và liên hệ trực tiếp với Cơ quan thường trực Đề án (Trung tâm Hỗ trợ DNNVV - Sở Kế hoạch và Đầu tư) hoặc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn, nộp hồ sơ xin hỗ trợ hoặc tuyển chọn đơn vị thực hiện, triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án dự kiến 312,92 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cấp 234,92 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa 69 tỷ đồng (đóng góp của các tổ chức, cá nhân).
Thảo Lan
TAG:
Tin khác
Doanh nghiệp chủ động nâng cao kĩ năng thực chiến an toàn thông tin thời đại số
Giải pháp năng lượng thông minh của Eaton giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả và xanh hơn
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024
Frasers Hospitality ra mắt khách sạn căn hộ dịch vụ đầu tiên ở Vĩnh Phúc
PNJ đánh dấu cột mốc 9 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia
ABBANK ra mắt ABBANK Business - nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
AEON Việt Nam nhận giải thưởng từ Liên đoàn Khai vấn Quốc tế
Mastercard và Quỹ ASEAN ký Biên bản ghi nhớ khởi động Chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng trong toàn khu vực
Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm