Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Giới thiệu mô hình thực hành đào tạo kỹ năng cho sinh viên
04:36 PM 22/07/2016

(LĐXH) - Ngày 22/7/2016, tại TPHCM, Trung tâm tư vấn và đào tạo thực hành Viet Victory phối hợp với Trung tâm UNESCO Văn hóa giáo dục và đào tạo cùng một số ngân hàng, trường đại học tổ chức Lễ ra mắt mô hình thực hành INJOB – mô hình ứng dụng sáng tạo, tối ưu hóa thực hành đào tạo kỹ năng cho sinh viên ở lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp.

 

 

 

 Cắt băng ra mắt mô hình thực hành INJOB

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Xuân Huy – Giám đốc Viet Victory cho biết: Đây là mô hình mới ở Việt Nam với mục đích xây dựng được mô hình thực hành thiết thực, hướng dẫn cho sinh viên thực hành các chức danh làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp. Mô hình này sẽ bao gồm việc thiết lập “ngân hàng mô phỏng” và “công ty mô phỏng” để tạo được môi trường thực hành cho sinh viên ở các vị trí, chức danh làm việc. Qua đó, giúp các bạn trẻ có kiến thức chuyên môn, biết thao tác trên core – banking, ERP doanh nghiệp, kỹ năng mềm về xử lý tình huống công việc, tình huống thực tế tại ngân hàng, doanh nghiệp.

Mô hình thực hành INJOB dự kiến đào tạo cho 3000 -5000 sinh viên ở lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp, trong đó từ nay cho đến cuối năm 2016 dự kiến đào tạo cho 2.500 sinh viên, trong đó có 500 sinh viên của khối ngành ngân hàng. Các sinh viên tham dự khóa đào tạo theo thời gian từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tùy theo chức danh, vị trí làm việc ở ngân hàng hoặc doanh nghiệp. Mức học phí khóa học ban đầu từ 2- 5 triệu/ người theo từng vị trí, chức danh đào tạo.

 

 

Ông Trần Xuân Huy – Giám đốc Viet Victory phát biểu

 

Tham gia mô hình người học sẽ được hướng dẫn tuần tự các công việc trên mẫu biểu, hồ sơ thực tế, thao tác các phần mềm ở lĩnh vực ngân hàng. Các vị trí đào tạo của “ngân hàng mô phỏng” gồm giao dịch viên ngân hàng, chuyên viên khách hàng cá nhân, chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh tiền tệ. “công ty mô phỏng” với các vị trí đào tạo là thư ký, chuyên viên kinh doanh, marketing, kế toán...

Tại buổi lễ, ông Mã Hoàng Lê – Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM) đã đánh giá đây là mô hình có ý nghĩa, tin tưởng mô hình sẽ được hoạt động tốt và có thể nhân rộng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố nói chung và nguồn nhân vực ở lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nói riêng, nhất là chất lượng đào tạo nghề cho lao động có chuyên môn, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Dịp này, Viet Victory cũng ký kết thỏa thuận hợp tác cùng các bên liên quan là các ngân hàng, doanh nghiệp tại thành phố để chính thức vận hành mô hình thực hành INJOB.

                                                                                                                                                                                               

Thương Hoài

TAG:
Tin khác
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings