An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Giám đốc khuyết tật và những việc làm hữu ích cho cộng đồng
09:41 AM 19/09/2018
Anh Trần Mạnh Huy đang nổi lên là một tấm gương người khuyết tật làm kinh tế giỏi ở Đà Nẵng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, lúc lọt lòng mẹ chàng trai trẻ Trần Mạnh Huy đã bị dị tật bẩm sinh liệt nửa người. Tuổi thơ của Huy là những ngày buồn bã bởi những ánh nhìn không thiện cảm của bạn bè. Nhờ sự động viên của người thân, Huy đã vượt lên chính mình để đến trường.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Mạnh Huy thi đỗ vào Trường Đại học Bách khoa TP HCM, chuyên ngành Công nghệ thông tin với số điểm khá cao. Nhà trường không cho Huy nhập học vì sức khỏe yếu. Thương con, bố mẹ phải đến trường viết giấy cam kết nên Huy mới được theo học.
Tốt nghiệp Đại học, Trần Mạnh Huy xin giảng dạy tại một trường Đại học ở TP HCM. Đầu năm 2006, Trần Mạnh Huy về Đà Nẵng và thành lập Công ty riêng chuyên về nhập dữ liệu, xử lý hình ảnh, thiết kế web, các dịch vụ về kế toán... lấy tên là Công ty CP dịch vụ gia công thuê ngoài (V.B.P.O Đà Nẵng), phục vụ chủ yếu cho đối tác Nhật Bản.
“Là người khuyết tật từ nhỏ nên mình luôn có mong muốn mở rộng vòng tay đối với các bạn khuyết tật khác. Khi các bạn khuyết tật xin vào, công ty sẽ dạy nghề, sau đó sắp xếp công việc. Mình mong muốn ngày càng có nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm ổn định. Muốn như vậy, bản thân sẽ phải tìm những cơ hội khác để kiếm việc làm cho nhiều người khuyết tật”, anh Trần Mạnh Huy tâm sự.

Anh Trần Huy Mạnh đang hướng dẫn công việc cho nhân viên (cũng là NKT) trong công ty 
Hiện nay, Công ty của Trần Mạnh Huy đang tạo việc làm cho hơn 300 nhân viên, chủ yếu là người khuyết tật, người nghèo. Mức lương trung bình của nhân viên ở công ty này từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các chế độ phúc lợi cơ bản, nhân viên làm việc tại đây còn được Công ty tạo điều kiện cho đi du lịch, thưởng hàng tháng, ngày lễ Tết…
Anh Nguyễn Văn Nhân, người khuyết tật làm việc tại V.B.P.O Đà Nẵng cho biết, người khuyết tật tìm được việc làm cực kì khó khăn. Khi vào Công ty đã được anh Huy dẫn dắt, có được công việc và thu nhập ổn định, phụ giúp được cho gia đình đem lại sự hòa nhập với cộng đồng,
“Bản thân dù là người khuyết tật nhưng nay đã không còn là gánh nặng cho gia đình. Mong muốn của mọi người trong Công ty là anh Huy sẽ giúp đỡ thêm được nhiều người kém may mắn có được công ăn việc làm ổn định”, anh Nhân chia sẻ.
Đà Nẵng hiện có hơn 16.000 người khuyết và họ được thành phố quan tâm hỗ trợ vốn vay để phát triển kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm ổn định.
Hàng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố phối hợp với nhiều tổ chức phi chính phủ tổ chức tập huấn kỹ năng hướng nghiệp - việc làm cho người khuyết tật giúp họ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội  thành phố Đà Nẵng cho biết, Trung tâm đã và đang cung cấp tất cả các dịch vụ cho người khuyết tật, giúp cho họ phát huy tất cả những thế mạnh, tạo cho người khuyết tật có sự tự tin hơn trong cuộc sống để giúp họ vươn lên hòa nhập trong cộng đồng.
“Trung tâm luôn tận dụng các nguồn lực sẵn có từ các chương trình của thành phố, đồng thời huy động tổ chức, cá nhân đồng hành chia sẻ và gánh vác khó khăn của người khuyết tật”, bà Hoa cho biết.

PV
 
TAG:
Tin khác
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
‘Biển người’ đổ về hồ Tây xem 2.025 drone trình diễn ánh sáng
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’
Thị trường bưởi, quất cảnh 'vỉa hè' ảm đạm
Đọ dáng linh vật Tết Ất Tỵ: “Bé Na” nào sẽ đăng quang?