Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Gắn đào tạo với doanh nghiệp là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
05:05 PM 21/03/2017
(LĐXH) - Sáng 21/3, tại trụ sở Bộ Lao động-TBXH, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã chủ trì buổi tọa đàm góp ý cho dự thảo Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020”.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu tại buổi tọa đàm
Cùng dự có Lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí, Tổng công ty May 10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...
Theo ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, hiện cả nước có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở tất cả các tỉnh, thành phố và đã quy hoạch được mạng lưới trường nghề chất lượng cao, hàng năm tuyển sinh khoảng 2 triệu học sinh, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn nhân lực này rất cần thiết cho việc xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...  Vấn đề đặt ra của Đề án là xác định đúng vị trí, vai trò và lợi ích của doanh nghiệp trong việc tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Đảm bảo có chính sách cho doanh nghiệp khi tham gia vào công tác đào tạo, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc nâng cao chất lượng GDNN...
Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
Các đại biểu dự hội nghị bày tỏ sự đồng tình cao với quan điểm đổi mới của dự thảo Đề án và sự cần thiết phải đổi mới chất lượng GDNN trong giai đoạn tới. Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, trong thực tế đã có một số cơ sở GDNN đã đào tạo công nhân nghề cơ khí có chất lượng cao, cần phát triển mô hình mang tính phổ cập, nhất là đối với các thành phố, vùng công nghiệp trọng điểm... Nhà nước cần xây dựng chính sách cụ thể, đảm bảo mức chi phí hỗ trợ trong công tác tiếp nhận sinh viên thực tập trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích chung của cả hai bên (đào tạo và sử dụng) khi tham gia vào quá trình đào tạo...
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (giữa) phát biểu ý kiến
Đại diện Trường Cao đẳng nghề Đường sắt Việt Nam cho biết, các trường trong doanh nghiệp là loại hình có nhiều thuận lợi trong việc tuyển sinh vì đào tạo theo địa chỉ, căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị trong hệ thống để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm. Song trong mấy năm nay, do nhu cầu lao động giảm nên Trường cũng đang gặp khó khăn trong tuyển sinh... Vì vậy, đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế tài chính cho các trường nằm trong doanh nghiệp cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời nghiên cứu mức học phí cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS phân luồng vào học nghề, bởi vì đối tượng này theo quy định được miễn học phí, nếu không có chính sách đối với các trường đào tạo sẽ ảnh hưởng tới kinh phí đào tạo...
Đại diện Tổng công ty Vigracera cho biết, trong vòng 5 năm gần đây, lĩnh vực của ngành mỗi năm cần tới 1.000 lao động mới. Trường đào tạo nghề thuộc Tổng công ty đã xây dựng được tiêu chuẩn kỹ năng của 5 nghề và giáo trình đào tạo... Thời gian tới, Vigracera mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và hợp tác với các trường trong lĩnh vực đào tạo nghề, trong đó có cơ chế đặt hàng đào tạo...
Đại diện Trường Cao đẳng nghề Đường sắt Việt Nam
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cảm ơn và đánh giá cao ý kiến của các đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các ý kiến đều nhằm hoàn thiện Đề án, phục vụ nhu cầu thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá cho sự nghiệp phát triển của đất nước... GDNN trong những năm qua đã có nhiều thành tựu song cũng còn có bất cập về cung-cầu lao động, trình độ người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, việc sử dụng lao động qua đào tạo chưa hợp lý, sự hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp chưa chặt chẽ... Chính phủ đã yêu cầu kiểm đếm nguồn lực Quốc gia nhằm phục vụ quá trình đổi mới đất nước, trong đó nguồn nhân lực con người là quan trọng nhất, nếu được sử dụng đúng thì người lao động sẽ là thước đo nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cần có chính sách gắn đào tạo với doanh nghiệp, đây là là khâu đột phá để nâng cao chất lượng GDNN.../.

PV
 
TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương