Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Đối thoại chính sách các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em
09:19 PM 13/03/2019
(LĐXH) - Sáng 13/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Đối thoại chính sách với chủ đề "Tiêu chuẩn lao động quốc về lao động trẻ em trong bối cảnh cam kết quốc tế về thương mại”. Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà và Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, ông Chang-Hee Lee, đồng chủ trì chương trình.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc chương trình

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Thông qua hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ xã hội, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, các hoạt động hội nhập quốc tế đã thể hiện cam kết của Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em, hướng tới phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 cho thấy, hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em. Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và rấ gần với tỷ lệ của khu vực.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng cho biết, để giảm thiểu lao động trẻ em từ kết quả điều tra lao động trẻ em, Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật, chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em. Bộ luật Lao động cũng có các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, thời giờ và điều kiện làm việc đối với người chưa thành niên. Luật Trẻ em có các quy định cụ thể về nghiêm cấm bóc lột trẻ em. Cũng trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Điều này có ý nghĩa thiết thực khi toàn cầu đang cam kết triển khai việc phòng ngừa lao động trẻ em và Việt Nam đang có những bước chuẩn bị để trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh 8.7 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đã cam kết, trong đó có mục tiêu phát triển bền vững về xoá bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, mua bán người và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em nặng nhọc, nguy hiểm.

Đối thoại thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước

Đến thời điểm này, theo đánh giá của ILO, pháp luật Việt Nam về cơ bản đã nội luật hóa các công ước cơ bản mà Việt Nam đã phê chuẩn. Các quy định của pháp luật Việt Nam rất tốt và đầy đủ, tuy nhiên, hiện tại lực lượng thanh tra lao động còn mỏng và khối lượng công việc nhiều, cùng với tình trạng nghèo đói, thiếu hiểu biết về quyền trẻ em của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, dẫn đến vẫn còn vấn đề về sử dụng lao động trẻ em, trong đó bao gồm cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như trẻ em làm công việc độc hại, trẻ em là nạn nhân của lạm dụng tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em là nạn nhân của buôn bán người… Xu hướng gia tăng của nền kinh tế phi chính thức trên thế giới, nói chung, và ở Việt Nam, nói riêng, cho thấy nguy cơ tiềm ẩn về sự gia tăng sử dụng lao động trẻ em.

Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam: "Phòng chống lao đọng trẻ em đòi hỏi cần có các chính sách đồng bộ để hỗ trợ pháp luật quốc gia về lao động trẻ em"

Ông Chang-Hee Lee cho rằng trong sản xuất hộ gia đình, trẻ em thường rất dễ bị tổn thương do thu nhập của bố mẹ không đủ hoặc các doanh nghiệp gia đình phi chính thức không đủ tiền thuê lao động trưởng thành nên phải để con em mình lao động không được hưởng lương. “Doanh nghiệp cần phải cảnh giác để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ không có lao động trẻ em, nếu không sẽ bị mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh”, Giám đốc Văn phòng ILO nhấn mạnh, đồng thời cho rằng phòng chống lao động trẻ em đòi hỏi cần có các chính sách đồng bộ để hỗ trợ pháp luật quốc gia về lao động trẻ em. Đó là nền giáo dục với chất lượng tốt, bảo trợ xã hội và việc làm bền vững cho cha mẹ.

Đồng quan điểm cách thức góp phần giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các chuyên gia đều cho rằng cần có sự tham gia thường xuyên, liên tục, bền vững, sự liên kết, phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng. Đây cũng là một trong những mục tiêu chính thông qua 04 phiên trong khuôn khổ hội thảo hướng: vận động và nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về các cam kết và nghĩa vụ quốc tế liên quan đến các vấn đề lao động trẻ em trong bối cảnh hội nhập kinh tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm và thực hành tốt trong phòng ngừa và bảo vệ lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng; và thu thập ý kiến đóng góp và các đề xuất phát triển mô hình doanh nghiệp không sử dụng lao động trẻ em.

Đăng Doanh

 

TAG:
Tin khác
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ