Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Điểm sáng trong công tác phòng, chống mua bán người tại Lào Cai
05:15 PM 27/03/2017
Tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em đã và đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc của tỉnh Lào Cai, dự báo trong thời gian tới tình hình nạn mua bán người trên địa bàn tỉnh sẽ còn diễn biến phức tạp.
Lào Cai là tỉnh duy nhất trong toàn quốc có tỉnh lỵ nằm sát đường biên giới, có cửa khẩu quốc tế, tiếp giáp đối diện và cũng sát ngay đường biên giới là Trung tâm thị trấn Hà Khẩu. Lợi thế đó được phía Trung Quốc đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ… đặc biệt là các dịch vụ nhạy cảm như mát xa, gội đầu thư giãn, karaoke… phát triển khá mạnh. Đồng thời lợi dụng việc mất cân bằng giới tính của phía bạn và những rào cản về pháp lý giữa hai quốc gia đã tạo ra áp lực và sự gia tăng hoạt động của các đường dây mua bán người qua biên giới mà chủ yếu là mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm và cưỡng ép hôn nhân trái pháp luật. Do đó, Lào Cai được xác định là một trong các tỉnh trọng điểm ở khu vực Tây Bắc và trên toàn quốc, vừa là địa bàn trực tiếp, vừa là địa bàn trung chuyển nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Tình hình hoạt động cùa tội phạm mua bán người qua biên giới Lào Cai vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ, số đối tượng và tính chất nguy hiểm cho xã hội. Kết quả điều tra các vụ án cho thấy, các đối tượng phạm tội liên kết với nhau chặt chẽ hơn, hình thành rõ rệt các đường dây tội phạm từ biên giới và nội địa, ra nước ngoài và triệt để lợi dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành việc tuyển mộ, mua bán, vận chuyển nạn nhân ra nước ngoài, cá biệt có trường hợp tội phạm mua bán người đã từng là nạn nhân bị mua bán, sau lại quay trở lại dụ dỗ, lừa bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc cho các chủ chứa mại dâm.
Bên cạnh đó, Lào Cai cũng là tỉnh có nhiều phụ nữ đi khỏi địa phương không báo cáo chính quyền, theo thống kê từ năm 2012 đến năm 2015, toàn tỉnh có 2.213 trường hợp phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, chủ yếu phụ nữ độ tuổi dưới 30, dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, hình thức đi chủ yếu là vượt biên trái phép sang Trung Quốc.
Từ năm 2012-2016, qua công tác điều tra, khám phá các vụ án mua bán người, các đường dây hoạt động xuyên quốc gia, rà soát số phụ nữ đi Trung Quốc có dấu hiệu bị mua bán hiện đang ở Trung Quốc để có biện pháp đấu tranh, lực lượng công an đã tổ chức điều tra, triệt phá 163 vụ với 316 đối tượng, vận động đầu thú và bắt các đối tượng truy nã được 25 đối tượng. Tòa án đã thụ lý 153 vụ với 274 bị cáo (trong đó tội mua bán người là 102 vụ với 172 bị cáo, tội mua bán trẻ em là 51 vụ với 102 bị cáo), đưa ra xét xử 150 vụ với 268 bị cáo.
Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
Từ ngày 1/1/2012 đến hết 31/12/2016, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 558 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó số nạn nhân trong tinh là 250 người, số còn lại thuộc các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là có 02 nạn nhân là người Lào. 82,4% số nạn nhân là người dân tộc thiểu số chủ yếu là người Mông, người Dao và người Thái… Đa số nạn nhân khi trở về đều gặp các vấn đề về tâm lý và sức khỏe, một số nạn nhân có biểu hiện thần kình, một số mang thai và mang về con nhỏ, có nạn nhân thì bị tàn tật, tổn thương… 100% nạn nhân được giải cứu trở về đều được hỗ trợ theo đúng quy định của Luật Phòng, chống mua bán người. Các nạn nhân được sắp xếp chỗ ăn, ở an toàn, được tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp pháp lý, đượng chuyến tuyến về gia đình và các cơ sở hỗ trợ nạn nhân khác an toàn.
Từ năm 2012-2016, tỉnh Lào Cai hỗ trợ khám chữa bệnh cho 355 nạn nhân, trợ giúp pháp lý cho 171 nạn nhân, trợ cấp khó khăn ban đầu cho 2 nạn nhân, hỗ trợ học nghề cho 55 lượt người và hỗ trợ học văn hóa cho 40 lượt người, tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho hơn 180 người tại cộng đồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ giới thiệu cho 31 lượt chị em được hỗ trợ vốn vay từ 1-3 triệu đồng.
Như vậy, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản dưới Luật, công tác phòng, chống mua bán người của Lào Cai đã thu được nhiều kết quả, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, huy động đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Công tác tuyên truyền được chú trọng nâng cao cả về nội dung và hình thức, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân. Công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm mua bán người kịp thời và đạt tỷ lệ cao, tạo được niềm tin trong nhân dân, thúc đẩy được phong trào toàn dân bảo về An ninh tổ quốc, ngăn chặn được nhiều đối tượng ra đầu thú… Do vậy, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai được kiềm chế góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống mua bán người tại Lào Cai cũng còn gặp nhiều khó khăn, do đường biên giới dài, địa hình hiểm trở, bị chia cắt nên khó khăn trong triển khai các biện pháp quản lý địa bàn, quản lý đối tượng; các đối tượng hoạt động tội phạm mua bán người thường có sự câu kết chặt chẽ với các đối tượng tỉnh ngoài và các đối tượng ở Trung Quốc, hầu hết các vụ án, các đối tượng thực hiện giao dịch tại phía bên kia biên giới nên việc điều tra, xác minh gặp rất nhiều khó khăn; quan hệ phối hợp trong điều tra, giải quyết các vụ án chưa đồng bộ, đặc biệt là trong chuyển giao các vụ án với phía cơ quan chức năng Trung Quốc do sự khác biệt về hệ thống pháp luật; đa số nạn nhân có trình độ văn hóa thấp, là đồng bào dân tộc thiểu số nên khó khăn trong công tác hỗ trợ nạn nhân; kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống mua bán người còn hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện công tác này.
Theo Tiếng chuông
TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương