An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Đề xuất chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
08:37 AM 27/01/2021
(LĐXH) – Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được bồi thường các mức như sau: Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ, BNN; ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11%-80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.
Theo dự thảo, người lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên  
Theo dự thảo, các trường hợp được bồi thường bao gồm: 1- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động), người lao động bị tai nạn lao động do sử dụng ma túy, chất gây nghiện.
2- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau: Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả khám giám định y khoa về bệnh nghề nghiệp (theo quy định của Bộ Y tế).
Nguyên tắc bồi thường được đề xuất như sau: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện  theo quy định sau: Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu; từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nêu trên được tính như sau:
Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I của dự thảo:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ: Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương)
Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).
Cảnh Hưng
TAG:
Tin khác
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm