Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Đẩy mạnh tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
11:53 AM 15/11/2022
(LĐXH)- Giai đoạn vừa qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo 515 các cấp, cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội; sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; quan hệ, hợp tác quốc tế về nhân đạo, giải quyết hậu quả sau chiến tranh ngày càng mở rộng và hội nhập sâu; các đơn vị, địa phương qua nhiều năm thực hiện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sĩ đã thôi thúc công tác này phải được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, số lượng hài cốt liệt sĩ cần phải tìm kiếm, quy tập và số lượng mộ liệt sĩ thiếu thông tin cần phải xác định danh tính còn lớn, độ khó cao. Còn khoảng 180.000 hài cốt liệt sĩ chưa tìm kiếm, quy tập, hơn 600.000 mộ liệt sĩ thiếu thông tin cần xác định danh tính.
(ảnh minh họa)
Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin sau chiến tranh còn nhiều bất cập và chưa được tổ chức thực hiện thống nhất; nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn chế; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
Theo Ban chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, trong giai đoạn 2013 - 2020, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị, Quyết định 1237, Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin.
Từ năm 2013 đến nay, toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được gần 17.000 hài cốt liệt sĩ; tiếp nhận hơn 38.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm; phân tích, lưu trữ ADN được hơn 23.000 mẫu; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được hơn 4.000 trường hợp; bằng phương pháp thực chứng được gần 3.000 trường hợp, bằng phương pháp giám định ADN được hơn 1.000 trường hợp.
Các đơn vị, địa phương đã quản lý chặt chẽ địa bàn; tổ chức đón nhận, bàn giao, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ trang nghiêm, trọng thị, chu đáo; công bố, trả kết quả xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đúng quy định.
Đã có 2.749 tập thể, cá nhân được khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
Riêng đối với Quân chủng Hải quân đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Đề án 1237 và Đề án 150; đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; đã thực hiện chuyển 6 ngôi mộ liệt sĩ, 5 hài cốt từ các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa về đất liền; phối hợp với đội quy tập K92-Quân khu 9, tổ chức quy tập hài cốt liệt sĩ Vũ Kim Oanh, nguyên chiến sĩ Lữ đoàn 126 Hải quân hy sinh năm 1979 từ Thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Lấy 25 mẫu giám định đề nghị Viện Pháp y Quân đội giám định AND xác định danh tính liệt sĩ theo quy định (đã xác định được danh tính 8 liệt sĩ).
Ban chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ đánh giá: Giai đoạn 2013 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị, Quyết định 1237, Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, làm cho công tác này trở lên toàn diện, nền nếp và sâu sắc hơn, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội ở các địa phương, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân, thân nhân liệt sĩ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tiêu biểu trong thực hiện Đề án 1237 và Đề án 150 giai đoạn 2013 - 2020 là các cơ quan: Cục Chính sách/TCCT - Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 515, Cục Bản đồ/BTTM, Cục Người có công/Bộ LĐ-TB&XH; các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang; các đội: Đội quy tập Cục Chính trị/Quân khu 2, Đội quy tập/Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, Đội quy tập/Bộ CHQS tỉnh Nghệ An, Đội quy tập/Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, Đội quy tập/Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình, Đội K52/Bộ CHQS tỉnh Gia Lai, Đội K53/Bộ CHQS tỉnh Kon Tum, Đội K71/Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh, Đội K72/Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, Đội K91/Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp, Đội K92/Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.../.
Hồng Hà
TAG:
Tin khác
Phụ nữ Nam Định với phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa'
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
Thái Nguyên: Bám sát thực tiễn, thực hiện tốt chính sách người có công
Đắk Nông: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang: Ngôi nhà ấp áp nghĩa tình
Quảng Ninh tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)