Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
09:08 AM 27/05/2021
(LĐXH) - Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với dân số hơn 14 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Vùng DTTS và miền núi có vị trí quan trọng, mang tầm chiến lược về chính trị, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và bảo vệ môi trường. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội đối vùng DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được nâng cao, làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Cùng với việc chú trọng đầu tư sẽ bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, địa hình vùng cao, đất dốc, địa bàn sản xuất khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, luôn phải chịu ảnh hưởng hậu quả của biến đối khí hậu, thiên tai, mưa lũ, gió lốc thường xuyên xảy ra; lại xa thị trường trung tâm, kết cấu hạ tầng còn thiếu thốn nên hiện nay vùng DTTS và miền núi vẫn là nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp, kinh tế - xã hội phát triển chậm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Khoảng cách phát triển, mức thu nhập bình quân của người DTTS so với mặt bằng chung cả nước chưa được thu hẹp mà có nguy cơ ngày càng dãn ra. Mặt khác, đến nay còn nhiều chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện nên nguồn lực thiếu, phân tán, dàn trải, khó lồng ghép, khó xác định rõ trách nhiệm. Do đó, cần phải có chính sách mới, khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn vừa qua, với nguồn lực đủ mạnh, tập trung đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi.

Mục tiêu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV ngày 18/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đế án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trong đó đề ra 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: Xây dựng Chương trình MTQG gồm 10 dự án thành phần; Xây dựng và ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển; Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quyết định; Ủy ban Dân tộc là đầu mối thống nhất theo dõi, tổng hợp các chính sách dân tộc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, chống mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS; Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; Đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội.
Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình MTQG thể hiện vai trò của cơ quan dân cử: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”, quy định tại khoản 5, Điều 70 Hiến pháp, đồng thời thể chế hóa quy định tại điều 5 Hiến pháp 2013: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đây cũng là nội dung Việt Nam cam kết trước cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với thông điệp “Không ai bị bỏ lại phía sau”. Việc Quốc hội phê duyệt Đề án sẽ là căn cứ để Nhà nước tăng cường đầu tư cho vùng DTTS và miền núi, đồng thời tạo điện kiện để vùng này phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế, nỗ lực vượt khó, vươn lên để phát triển cùng đất nước.
Trong thời gian tới sẽ tập trung ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: Mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm giảm trên 3%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, sắp xếp bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; Giải quyết cơ bản tỉnh trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS; Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là DTTS tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.
Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp; Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình; Cân đối, dự toán kinh phí của Chương trình MTQG trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Nguyên tắc thực hiện Chương trình là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; Giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất; Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân, phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS; Phân cấp, phân quyền cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách Nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính sách ODA trong thực hiện chương trình…/.

Hồng Phượng
 
 
 
 
 
TAG:
Tin khác
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
Đồng Tháp nhân rộng các mô hình giúp đỡ người nghiện ma túy tại cộng đồng
Thúc đẩy các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng
GE Vernova Foundation công bố các khoản cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn cầu
Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh Viên Thế Hệ Mới” thành công tốt đẹp.
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh