Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở An Giang
10:30 AM 30/12/2024
(LĐXH) - Đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm là một trong những chiến lược quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững tại tỉnh An Giang. Đây không chỉ là chính sách nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động mà còn là yếu tố quyết định trong việc nâng cao thu nhập, tạo cơ hội việc làm ổn định, từ đó cải thiện đời sống cho người lao động.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh An Giang tranh thủ phân bổ kinh phí cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là cơ sở thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, tuyển sinh đào tạo nghề cho 7.542 người (đạt 117% chỉ tiêu UBND tỉnh phê duyệt). Theo đó, trong năm 2022, 2023, tổng kinh phí phân bố cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên 30 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị đào tạo nghề khoảng 27,2 tỷ đồng; còn lại dùng để nâng cao năng lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, truyền thông, tuyên truyền, hướng nghiệp, khởi nghiệp.
Năm 2024, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp 21.222 người, đạt tỷ lệ 106,11% kế hoạch năm (gồm: cao đẳng 1.437 sinh viên, trung cấp 3.166 học sinh, sơ cấp 9.806 học viên, dưới 3 tháng 6.813 học viên). Trong đó: thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thuộc 03 CTMTQG tổ chức 103 lớp với 3.076 học viên, kinh phí hơn 3.141 triệu đồng; thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động tham gia BHTN là 316 học viên với số tiền khoảng 1.248 triệu đồng; thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ là 899 học viên với nhu cầu kinh phí 23.584 triệu đồng.
An Giang tăng cường đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Tổng số HSSV, học viên tốt nghiệp 16.338 người, đạt tỷ lệ 108,92% kế hoạch năm (gồm: cao đẳng: 731 sinh viên; trung cấp 1.026 học sinh, sơ cấp và dưới 3 tháng 14.581 học viên); số HSSV, học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm khoảng 13.805 người (tỷ lệ 84,63%). Góp phần nâng cao tỷ lệ qua đào tạo 72% (vượt kế hoạch 0,7%), tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ 30,9% (vượt kế hoạch 0,9%).
Trong năm qua, An Giang đã tổ chức 04 hội nghị triển khai, tập huấn một số nội dung trọng tâm phát triển GDNN cho khoảng 506 người tham dự; Hội thi tìm hiểu pháp luật GDNN thu hút sự quan tâm, dự thi 25 đội thi và 125 thí sinh là cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, triển khai Kế hoạch công tác GDNN và Kế hoạch thực hiện các nội dung, tiểu dự án về GDNN thuộc 03 CTMTQG năm 2024; tổ chức giám sát, hướng dẫn thực hiện các nội dung về hoạt động GDNN tại 05 trung tâm GDNN - GDTX và việc thực hiện hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo trong công tác GDNN tại trường Trung cấp Mai Linh (địa điểm đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh An Giang) và Trung tâm GDNN - GDTX Châu Thành; tổ chức hướng dẫn, phúc tra, đánh giá kết quả đạt tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của các xã nằm trong lộ trình. Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề, Trại giam Định Thành, Cơ sở Cai nghiện ma túy và huyện An Phú khoảng 24 đơn vị tham gia gian hàng tư vấn, mô hình đào tạo, khởi nghiệp và trên 1.250 người tham dự
Tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN cấp tỉnh thu hút sự tham gia của 29 nhà giáo tại 06 cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh; Hội diễn văn nghệ các cơ sở GDNN với 41 tiết mục với sự tham gia trình diễn hơn 160 HSSV, cán bộ quản lý, nhà giáo tại 09 cơ sở GDNN; Tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 dành riêng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo thuộc lĩnh vực GDNN.
Trong năm, tỉnh phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức 10 Ngày hội việc làm và 122 cụm (điểm) tư vấn, giới thiệu việc làm cho 44.181 lượt người lao động, đạt 99,94% so năm 2023 và 639 lượt doanh nghiệp tham dự (169 trực tuyến và 470 trực tiếp).
Thông qua công tác đào tạo nghề; tổ chức ngày Hội việc làm, các cụm (điểm) tư vấn, giới thiệu việc làm; Chương trình tín dụng chính sách xã hội và Chương trình MTQG GNBV… đã giải quyết việc làm mới cho 35.920 lao động. Trong đó, Trung tâm DVVL tỉnh giải quyết việc làm cho 4.582 lao động; vay GQVL từ chương trình tín dụng CSXH 15.481 lao động; lao động qua đào tạo có việc làm 13.805; mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp thuộc CT MTQG GNBV 1.300 lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 752 lao động.
Trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 752 lao động, đạt 150,4% kế hoạch, bao gồm: Nhật Bản: 493 lao động, Đài Loan: 235 lao động, Hàn Quốc: 09 lao động, Saudi Arabic: 08 lao động, Singapore: 01 lao động, Trung Quốc: 02 lao động, Hungari: 02 lao động, Latvia: 01 lao động, Nga: 01 lao động
Tỉnh cũng chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 19.004 trường hợp (ngoài tỉnh 12.058 trường hợp), với tổng số tiền chi trả là 350.756 triệu đồng; lao động đang hưởng TCTN có việc làm trở lại làm việc 759 lao động (trong đó: lao động trong tỉnh 363, lao động ngoài tỉnh 396 lao động). Ngoài ra, cấp giấy phép cho 89 trường hợp lao động nước ngoài (trong đó: cấp mới 47 GPLĐ, cấp lại 07 GPLĐ, gia hạn 35 GPLĐ). Tổng số LĐNN làm việc trên địa bàn tỉnh là 150 lao động, đạt tỷ lệ 104,2% so năm 2023.
Với những kết quả khả quan trọng đạt được, An Giang đang từng bước xây dựng nền tảng vững chắc cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động vùng nông thôn. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm cuộc sống ổn định và phát triển cho người dân.
Thục Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo
Đồng Tháp nỗ lực triển khai Dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững”