Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Đắk Nông: Tập trung đẩy mạnh công tác cai nghiện và hỗ trợ cho đối tượng bị mua bán trở về
12:25 PM 23/06/2021
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh Đắk Nông luôn quan tâm và đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là công tác cai nghiện ma túy, mại dâm trên địa bàn và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tiết mục biểu diễn văn nghệ của học viên cai nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 (thuộc thuộc Lực lượng TNXP TPHCM), đóng tại địa bàn tỉnh Đắk Nông. 

Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị và phục hội cho người nghiện. Nguyên nhân là do hiện nay địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy mà phải hợp đồng với cơ sở cai nghiện ma túy thuộc Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh đóng trên địa bàn tỉnh. Do đó, Sở tham mưu tỉnh ban hành văn bản gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh, về xem xét tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Nông gửi người nghiện thuộc diện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc là nữ vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy.

Theo đó, từ năm 2016 - 2020 Sở Lao động – TB&XH đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đưa 149 người nghiện ma túy thuộc diện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi vào cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1, thuộc Lực lượng TNXP TPHCM. Đồng thời, giải quyết cho 72 học viên đã hoàn thành thời gian cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng. Tính đến ngày 22/4/2020 đã có 97 người nghiện ma túy của tỉnh đang gửi vào cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1.

Song song đó, Sở còn tập trung đẩy mạnh Công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Công tác cai nghiện ma túy tự nguyện. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm bằng nhiều hình thức: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “ Tháng hành đồng phòng, chống ma túy, mại dâm” và “ Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, đồng thời tỉnh chú trọng và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền có hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh còn lụa chọn các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, đặc biệt là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trận tự, chú trọng đến các đối tượng có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, các đối tượng lái xe tải, xe khách, xe taxi, đối tượng trong nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, số có biểu hiện vi phạm về tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm tại cộng đồng  và đã đạt được một số kết quả khả quan.

Cùng với đó, trong 5 năm qua ( 20216 – 2020) Sở còn phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Nông,  Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh; phòng  Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phổ tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở cơ sở như: Bí thư Chi đoàn các tổ dân phố, thôn, bon, buôn, học sinh và giáo viên các Trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh với 4.964 người tham dự. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức 01 Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống và cai nghiện ma túy; treo 103 băng rôn tuyên truyền, phát hành 22.000 tờ rơi, lắp đặt 58 pa-nô, phát sóng 02 phóng sự, 14 tin bài về phòng, chống và cai nghiện ma túy.

 

Lãnh đạo các đơn vị tặng quà cho các học viên cai nghiện ma tuý số 1 tại tỉnh Đắk Nông

        

Cần có chính sách hỗ trợ cho đối tượng bị mua bán trở về

Ông Nguyễn Công Tự, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện đang quản lý 29 đối tượng là người hoạt động mại dâm chủ yếu 29 đối tượng. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020, Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm (Đội 178) tỉnh Đắk Nông đã tổ chức kiểm tra 238 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh, qua đó đã phát hiện và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 08 cơ sở với tổng số tiền là 12.500.000đ. Đồng thời,  đình chỉ hoạt động của 02 cơ sở và nhắc nhở 08 cơ sở. Ngoài ra,  Sở LĐ – TBXH tỉnh phối hợp với Phòng Lao động – TB&XH các huyện, thành phố tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tệ nạn mại dâm với tổng số 1721 người tham dự; lắp đặt 8 cụm pa nô tuyên truyền về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; Khảo sát 32 tụ điểm nghi có hoạt động mại dâm tại 08 xã, phường thị trấn trong tỉnh, qua công tác khảo sát chưa phát hiện được tệ nạn mại dâm tại các cơ sở, nhưng nghi vấn có một số cơ sở có nguy cơ cao về tệ nạn mại dâm như cơ sở Kraoke, Massage. Sở đã kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.

Song song đó, Sở tập trung đẩy mạnh Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, đồng thời có các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này sớm hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra, Sở còn tập trung đẩy mạnh hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã. Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố  tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 71 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã với 526 tình nguyện viên, bình quân mỗi Đội có 5 đến 10 tình nguyện viên tham gia, thành phần chủ yếu của Đội là phó các Hội, đoàn thể của xã và cộng tác viên tại các thôn, bon, buôn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở Lao động – TB&XH đã phối hợp với phòng Lao động – TB&XH tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã với tổng số 1.422 người là thành viên các Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã tham gia. Đồng thời, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Trong giai đoạn 2016 – 2020 Sở Lao động – TB&XH đã phối hợp với Công an tỉnh xác minh và cấp 15 Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ cho các nạn nhân bị mua bán trở về còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực hỗ trợ và công tác tiếp cận, hỗ trợ còn hạn chế.

Học viên Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 (thuộc Lực lượng TNXH đóng trên địa bàn tỉnh Đắk) Nông trong giờ học nghề hàn tại cơ sở

Theo đánh giá của Ông Nguyễn Công Tự, Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Đắk Nông, bên cạnh nững kết quả đạt được, công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm vẫn còn nhiều khó khăn như: tỉnh chưa có Trung tâm cai nghiện riêng, người nghiện ma túy của tỉnh phải hợp đồng gửi tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 01 thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM. Hơn nữa, tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 chỉ tiếp nhận đối tượng thuộc diện áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là nam giới, không tiếp nhận nữ giới, không tiếp nhận người cai nghiện tự nguyện và chỉ đồng ý tiếp nhận tối đa 150 người nghiện ma túy của tỉnh gửi vào. Điều này gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý sau cai nghiện, chưa đa dạng các hình thức, biện pháp cai nghiện.

Về Công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng còn nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất (chưa có cơ sở hoặc các điểm cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012). Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương còn thiếu sự chặt chẽ, công tác phối hợp ở cơ sở chưa thường xuyên, thiếu sự chủ động, công tác vận động chưa tác động mạnh đến cộng đồng dân cư, người nghiện và gia đình người nghiện ma túy. Công tác quản lý sau cai nghiện đối với người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Tỉnh chưa triển khai được công tác cai nghiện ma túy tự nguyện do thiếu cơ sở vật chất để thực hiện công tác này.

Bên cạnh đó, Công tác quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ chờ Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa triển khai thực hiện được do hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có một tổ chức xã hội nào đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực... theo quy định tại Điều 14, Nghị định 221/2013/NĐ-CP, ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và các chính sách hỗ trợ cho các đội tượng này cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể như: Công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh chưa vững chắc, tuy không hình thành những điểm nóng phức tạp, nhưng hoạt động ngấm ngầm khó đấu tranh xử lý, chủ yếu môi giới qua điện thoại thuê phòng theo giờ, việc cập nhật đối tượng không đầy đủ, số điều tra thấp hơn

Lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Đắk Nông thăm hỏi học viên cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma tuý số 1, tỉnh Đắk Nông

so với thực tế. Công tác quản lý, kiểm soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: karaoke, khách sạn, massage... chưa chặt chẽ, nhất là việc quản lý các lao động nữ là tiếp viên phục vụ trong cơ sở này rất khó khăn, phức tạp, hầu hết chưa ký kết hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động nhưng không đúng quy định.

Các đối tượng hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ địa phương khác tới, thường xuyên thay đổi địa điểm, phương thức hoạt động, từ đó gây nhiều khó khăn cho công tác nắm tình hình và đưa ra những biện pháp tư vấn, hỗ trợ của cơ quan chức năng.

Cùng với đó, công tác hỗ trợ nạn nhân nhân bị buôn bản trở về cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là thực tế các nạn nhân bị mua bán tự trở về qua con đường tiểu ngạch, hầu hết các nạn nhân tự trở về ở các địa phương chưa được xác định là nạn nhân. Còn một số nạn nhân có giấy xác nhận của cơ quan Công an trở về địa phương thì tâm lý của người bị mua bán sau khi trở về không muốn nhiều người biết mình là nạn nhân bị mua bán, không khai báo với chính quyền địa phương, không muốn ở tại địa phương hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống, không có đơn đề nghị hỗ trợ nên không có cơ sở để hỗ trợ cho nạn nhân dẫn đến hiệu quả hỗ trợ không cao.


Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn ma túy và mại dâm, trong giai đoạn 2021 – 2025,  tỉnh tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan, triển khai đưa người nghiện ma túy của tỉnh gửi vào cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1. Mỗi năm đưa từ 50 người nghiện đi cai nghiện bắt buộc; chủ động làm việc với Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 nhằm tăng quy mô tiếp nhận học viên của tỉnh, trong trường hợp học viên cai nghiện của tỉnh gửi vào vượt quá quy mô tiếp nhận theo Hợp đồng đã ký với Cơ sở số 1 là 150 người. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh và TPHCM nhằm gửi người nghiện ma túy là nữ giới thuộc diện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện thuộc quản lý của TPHCM.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đắk Nông phấn đấu đưa 50 người nghiện ma túy là nữ giới thuộc diện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện thuộc quản lý của TPHCM. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 nhằm nắm bắt tình hình cai nghiện của học viên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác gửi người nghiện của tỉnh vào cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và gia hạn Hợp đồng gửi người nghiện ma túy của tỉnh đảm bảo công tác gửi người nghiện được thông suốt, hiệu quả.

Song song đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý nhân “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý 26/6” trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cương công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm theo kế hoạch; Đôn đốc triển khai công tác Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, tập huấn nghiệp vụ cho tình nguyện viên của Đội. Tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan liên quan và tổng hợp hồ sơ nạn nhân bị mua bán để tham mưu UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kịp thời cho đối tượng bị buan bán trở về ổn định cuộc sống./.

Hoàng Cảnh

 

TAG:
Tin khác
Long An: Quan tâm, chăm lo cho người có công với cách mạng
Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng tích cực vận động, kết nối, kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hà Tĩnh: Trọn nghĩa vẹn tình với người có công với cách mạng
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Định Hóa: Huy động nguồn lực chăm lo cho người có công
Lan tỏa phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở Ý Yên
Quảng Ninh: quyết liệt và tích cực việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
Thừa Thiên Huế: Triển khai nhiệm vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ Lào mùa khô 2024 - 2025
Quảng Bình: Xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào mùa khô 2024 - 2025