Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Đắk Lắk: Tập trung đẩy đào tạo nhân lực có tay nghề cao
09:02 AM 29/12/2016
(LĐXH) - Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao.
Trang bị kỹ năng nghề cho người lao động là giải pháp giải quyết việc và giảm nghèo bền vững

Theo đó, để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, góp phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh cũng như nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

UBND Tỉnh Triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình số 42-CTr/TU của Tỉnh ủy phải gắn với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; coi công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của gia đình, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và toàn xã hội.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, qua đào tạo nghề đạt 45% trong tổng số người trong độ tuổi lao động. Và để triển khai kế hoạch thực hiện chương trình Việc làm và Dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020 chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra những những nhiệm vụ cũng như giải như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao, Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp, cần xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển của tỉnh. Các cơ quan thông tin truyền thông đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thống nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin truyền thôn.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao như  triển khai, hướng dẫn kịp thời các quy định, chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước: Các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch trên lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nhân lực có tay nghề cao như nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao phải được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, nhất là kỹ năng thực hành và làm việc theo nhóm. Tăng cường giáo dục tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành năng lực nghề nghiệp, nhân cách cho người học

Tập trung  xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao như:  Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp; hỗ trợ kinh phí học sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tay nghề và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong các cơ sở dạy nghề công lập để khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, các tiến bộ về khoa học sư phạm, đặc biệt áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý

 Song song với đó, tỉnh  sẽ đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao và thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất gắn với đào tạo, sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia vào hoạt động đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đặc biệt cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với chất lượng đào tạo của một số nghề đạt chuẩn quốc gia và khu vực, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Đắk Lắk cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

                                                                                      Lê Việt

TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương