Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Qua báo cáo, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc pháp luật về ATVSLĐ như: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ; chủ động đánh giá rủi ro, có biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc; đảm bảo môi trường và cảnh quan xanh, sạch, đẹp; công tác đo đạc, quan trắc môi trường và có những biện pháp cải thiện môi trường lao động theo luật định; áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công tác kỹ thuật vào sản xuất,.. cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
Cùng với đó, hoạt động huấn luyện ATVSLĐ được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưởng ứng và nâng lên; tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ như khai thác đá, xây dựng, điện, chế biến gỗ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và trong sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi năm có trên 100 người sử dụng lao động, cán bộ quản lý ATVSLĐ và hơn 5.000 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hàng trăm người nông dân được phổ biến kiến thức về ATVSLĐ. Ước tính giai đoạn 2013-2023 tổng số lao động đã được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động hơn 10.000 lượt người.
Đắk Lắk cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết thêm, với sự cố gắng, lỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ. Người sử dụng lao động và người lao động chưa có đầy đủ những kỹ năng, kiến thức trong việc đánh giá, nhận diện các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ dẫn đến nhiều vụ TNLĐ thương tâm do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về ATVSLĐ; tập trung vào những lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ, bệnh nghề nghiệp gồm: thi công xây dựng công trình, cơ khí, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, các đơn vị có sử dụng nhiều thang máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ...
Thống kế báo cáo của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk, trong 2 năm 2013, 2014 toàn tỉnh Đắk Lắk có 54 vụ TNLĐ làm 15 người chết, 14 người bị thương nặng (bình quân có 27 vụ TNLĐ/năm và có 7,5 người chết/năm). Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2015-2022 số vụ TNLĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã giảm dần. Trong 8 này có 85 vụ TNLĐ, làm 58 người chết, 27 người bị thương nặng (bình quân hơn 10 vụ TNLĐ/năm và làm chết hơn 7 người/năm). Nguyên nhân xảy ra TNLĐ chết người của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là do tai nạn giao thông được coi là TNLĐ.
Bà Vũ Thị Mỹ Phượng, Phó trưởng Phòng Lao động, Việc làm và Giáo dục Nghề nghiệp Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đắk Lắk báo cáo tại Hội nghị tấp huấn về công tác An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, thời gian tới tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật ATVSLĐ,.. đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, các huyện, thị xã, thành phố các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng ý thức chủ động phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các thành phần xã hội được tham gia các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Song song đó, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp và cơ sở, kịp thời xử lý các sự cố đột xuất, TNLĐ và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; khen thưởng, biểu dương đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về ATVSLĐ. Triển khai thực hiện tốt mục tiêu, nội dung các dự án Chương trình ATVSLĐ của tỉnh đến năm 2025 và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm. Đặc biệt, quan tâm và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về ATVSLĐ trong đó tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ... Đẩy mạnh công tác tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ cơ sở; chủ doanh nghiệp, làng nghề và người lao động (lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, lao động đặc thù ...). Định kỳ tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả, thuận lợi, khó khăn và chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém, những vấn đề mới nảy sinh trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tiếp theo.
Trương Đăng