Về công tác tuyên truyền sở tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến pháp luật giáo dục nghề nghiệp năm 2016 cho các đối tượng là lãnh đạo, phụ trách đào tạo, phụ trách giáo vụ của 42 cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh với 84 người tham dự trong hai ngày 7&8/4/2016. Tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật giáo dục nghề nghiệp cho 845 cán bộ Phòng Lao động - TBXH, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh huyện, TX, Thành phố và cấp xã gồm: cán bộ mặt trận, hội nông dân, hội cựu chiến binh, cán bộ phụ trách đào tạo nghề xã, phường, thị trấn của 15 huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng 12 Panô tuyên truyền về đối tượng, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặt tại 12 huyện
Về công tác chuyên môn trong năm 2016, Sở tổ chức đoàn học sinh sinh viên tham gia các Hội thi như: Hội thi văn nghệ học sinh sinh viên các cơ sở dạy nghề toàn quốc năm 2016 tại Nha Trang do Tổng cục Dạy nghề tổ chức, kết quả: Đoàn Đắk Lắk đạt giải nhì toàn đoàn, 02 giải nhất, 1 giải nhì và 01 giải ba; Hội thi tay nghề toàn quốc tại Hà Nội do Tổng cục Dạy nghề tổ chức, kết quả: đạt 02 giải khuyến khích của nghề Mộc dân dụng và Nghề công nghệ may thời trang của Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên
Ngoài ra, tổ chức đoàn tham gia Hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm toàn quốc tại Thành phố Cần Thơ, kết quả Đoàn Đắk Lắk tham gia 06 thiết bị đều đạt giải, trong đó đạt 01 giải Nhì, 04 giải Ba, 01 giải Khuyến khích
Về Thực hiện Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016, Sở đã tham mưu cho Ban chỉ đạo 1956 tỉnh Chương trình công tác của Ban chỉ đạo dạy nghề lao động nông thôn năm 2016 và Ban hành Hướng dẫn số 382/HD-SLĐTBXH ngày 22/3/2016 v/v tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2016.
Phân khai kinh phí và giao chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2016 cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn: Với nguồn kinh phí được phân bổ: 8.850 triệu đồng đã tổ chức 81 lớp với 2.831 người tham gia học nghề (DTTS: 2.197 người; Nữ: 1.189 người), đạt 33,3% kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016
Tuy nhiên ngân sách bố trí thấp chỉ hỗ trợ được 2.831 lao động nông thôn trên tổng số 8.400 lao động có nhu cầu học nghề về chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại
Sở Lao động - TBXH đã tổ chức đoàn kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề tại 17/17 đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các xã, phường, thị trấn có mở lớp; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giám sát, kiểm tra: 15/15 đơn vị được giao chỉ tiêu.
Kết quả kiểm tra cho thấy đa số các cơ sở tuân thủ đúng quy định hiện hành về đào tạo trình độ sơ cấp, quản lý, sử dụng giáo viên đúng quy định, cung cấp đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho học viên để thực hành.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Hợp đồng với Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên tổ chức lớp “Bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp dạy học mới” cho 45 giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian từ ngày 08/11 đến này 15/11/2016.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công tác dạy nghề của Đắk Lắk vẫn còn còn tồn tại một số khó khăn: Các cơ sở dạy nghề chưa chủ động trong nâng cao chất lượng giảng dạy và quảng bá hình ảnh nhà trường, ngành học, hiệu quả đạt được của nghề đào tạo. Ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề còn rất hạn chế, chưa thu hút mạnh mẽ các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Đối với trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện hiện nay hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chưa chủ động đào tạo có thu phí
Trong năm 2017, sở LĐ-TBXH đưa ra một số mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu như: tuyển sinh và đào tạo cho 32.650 học sinh, sinh viên với các trình độ cao đẳng ( 1.550 người, trung cấp: 2.550 người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên: 28.550 người), trong đó đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn là: 8.000 người. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 17,58%.
Kiến nghị Trung ương bố trí kinh phí đảm bảo triển khai đồng bộ các hoạt động của Đề án 1956 nhằm đạt hiệu quả cao nhất theo tiêu chí nông thôn mới đề ra, cụ thể: Bố trí kinh phí hàng năng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; Kinh phí mua sắm trang thiết bị thực hành nghề; Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo nhằm thu hút, tạo sự hứng khởi, hăng say học tập cho học sinh; Kinh phí, khảo sát điều tra nhu cầu học nghề
Lê Việt