An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Đắk Lắk: Điểm sáng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
08:52 AM 04/04/2020
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động luôn được tỉnh Đắk Lắk quan tâm, chú trọng và ngày càng đi vào nề nếp. Đặc biệt là tại các doanh nghiệp có môi trường làm việc đặc thù như ngành điện, cơ khí, nông nghiệp nơi có phát sinh nhiều tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh tật, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đây cũng là một trong những việc làm cần thiết nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động tại địa phương.
Đồng chí Trần Phú Hùng - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Công tác An toàn, vệ sinh lao động luôn phải gắn với sự phát triển của doanh nghiệp. Có như thế mới tạo nên sự bền vững và kích thích sự gắn bó, cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp của mình. Trong những năm qua, Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk luôn xác định việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động là “chìa khóa” trong thực hiện công tác ATVSLĐ nên hằng năm Ban Chỉ đạo của tỉnh luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền một cách sâu rộng hoạt động của các tổ chức, đơn vị về phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ.

Ngoài ra, Sở cũng đã in và sao đĩa CD tuyên truyền về ATVSLĐ cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của địa phương. Trên các trục đường chính các huyện, thị xã, thành phố và trụ sở làm việc của các sở, ngành, doanh nghiệp đều treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. Đây cũng được xem là một kênh thông tin đến với người dân một cách hữu ích nhất".

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp, đơn vị luôn được tiến hành nghiêm túc. Nhìn chung, qua kiểm tra, về cơ bản, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện nghiêm các nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Cụ thể, các đơn vị đã chủ động nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định, có biện pháp xử lý nghiêm đối với người lao động vi phạm qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Xây dựng và niêm yết các quy trình vận hành an toàn trên từng máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có nguy cơ gây cháy nổ, mất an toàn vệ sinh lao động. Cùng với đó, các cấp, ngành, địa phương cũng tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN.

Có thể nói, trong những năm qua, Ngành Lao động – TBXH tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cùng với nhiều cách làm phong phú như: tổ chức phát động thực hiện tại từng khu vực ( các cụm doanh nghiệp có đông lao động, các khu công nghiệp tập trung, các huyện trọng điểm), tổ chức tổng kết công tác BHLĐ hàng năm ở cấp tỉnh, tuyên truyền tin, bài, chuyên mục trên các báo, đài của Trung ương và địa phương đã góp phần giúp người sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp dân cư có một cách nhìn mới về công tác ATVSLĐ trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương.

Trong năm 2019, ngành đã triển Triển khai Kế hoạch số 1162/KH-UBND, ngày 13/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về tổ chức Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động 2019. Trong đó,  nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động  về  ATVSLĐ năm 2019 bắt đầu từ ngày 01/5/2019 kết thúc ngày 31/5/2019, với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc” đã được triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo chỉ đạo của Trung ương.

Ngành điện lực tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm và đầu tư cho công tác An toàn, vệ sinh lao động 

Các nội dung về hoạt động triển khai Tháng hành động như: Sở LĐTB&XH đã tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Tháng hành động tại 05 đơn vị cấp huyện (EaHleo, Krông Năng, Lăk, Ea Sup và thành phố Buôn Ma Thuột) và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 27 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức 01 lớp phổ biến kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Krông Buk (với 56 người tham gia). Nhằm tuyên truyền Tháng hành động năm 2019, Sở đã tổ chức treo 250 phướn và 80 băng rôn trên các trục đường chính của thành phố Buôn Ma thuột.

 Ngoài ra, Ngành còn triển khai Dự án 3 thuộc Chương trình Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm – An toàn lao động năm 2019 như: Tổ chức 01 lớp tập huấn xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ 25 doanh nghiệp (43 người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ tham dự); Tổ chức 01 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm ( 42 người), 01 lớp cho người làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp (56 người); Hỗ trợ giảng viên huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động do doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện (04 lớp huấn luyện nhóm 3 (168 người); 04 lớp nhóm 4 (351 người)). Triển khai tư vấn xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ trực tiếp tại 15 doanh nghiệp (trong đó, tư vấn chuyên sâu 10 doanh nghiệp),  đồng thời  thăm hỏi, tặng quà cho  người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ngành LĐTB&XH tỉnh còn phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk, Tạp chí Lao động và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông để tuyên truyền bằng các hình thức đăng, phát tin bài viết, phóng sự … cảnh báo nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện tuyên truyền Tháng hành động thông qua việc treo băng rôn, phướn trên các trục đường chính tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH,  qua theo dõi, kiểm tra về thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp nhận thấy rằng ý thức của chủ doanh nghiệp về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong những năm qua đã được cải thiện, quan tâm hơn đến các công tác ATVSLĐ như huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, thực hiện các chế độ về bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.  Ngoài ra, trong năm 2019, Công tác ATVSLĐ được UBND tỉnh và Trung ương quan tâm và phân sớm phân bổ kinh phí kịp thời nên Sở đã chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về huấn luyện ATVSLĐ, xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh  những kết quả đạt được, Công tác ATVSLĐ vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang cấp bảo hộ lao động, cũng như chưa dành thời gian cho công tác huấn luyện ATVSLĐ. Tình hình tai nạn lao động năm 2019 có tăng so với năm 2018. Ngoài ra, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước như thành lập bộ phận phụ trách ATVSLĐ, mạng lưới an toàn vệ sinh viên và phân công trách nhiệm cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động chưa đúng quy định, công tác tuyên truyền, tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ còn hạn chế. Công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động của các doanh nghiệp còn thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.

Tỉnh Đắk Lắk tập trung đẩy mạnh công tác An toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Vì vậy, để công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đạt hiệu quả cao, trong năm 2020,  Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch và các giải pháp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức như phổ biến, tập huấn về các quy định của pháp luật về ATVSLĐ để người sử dụng lao động chuyển biến về mặt nhận thức, quan tâm hơn công tác ATVSLĐ, người lao động nhận thức đầy đủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia lao động, sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất TNLĐ xảy ra tại nơi làm việc.

Tập trung đẩy mạnh tổ chức hiệu quả Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020. Tăng cường thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng việc tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động; Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đồng thời hướng dẫn các địa phương, các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tự kiểm tra công tác ATVSLĐ từ đó phát hiện, khắc phục, phòng ngừa, hạn chế TNLĐ có thể xảy ra. Mặt khác tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh những đơn vị cố tình vi phạm các quy định về ATVSLĐ, đặc biệt trong các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.  Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về lĩnh vực ATVSLĐ để triển khai tại đơn vị; mua sắm, trang bị các máy, thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc và trang cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho NLĐ; đặc biệt khi tham gia sản xuất, kinh doanh ... người lao động phải được huấn luyện đầy đủ về ATVSLĐ, góp phần hạn chế thấp nhất TNLĐ có thể xảy ra.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, trong đó chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm thực hiện của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở, các doanh nghiệp; ngành nghề, công việc có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, hướng dẫn thực hiện các quy định, biện pháp, điều kiện an toàn lao động tại các cơ sở. Tạo được sự lan tỏa của các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hiệu quả để thu hút các doanh nghiệp khác chưa tham gia tự nguyện xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, từng bước đưa công tác an toàn vệ sinh lao động nói chung, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động nói riêng thành văn hóa, chuyên nghiệp và hiệu quả./.

                                                                                                                          Trần Phú Hùng

                        Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk

 

 

 

TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững