An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đà Nẵng: Quan tâm chăm lo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo
09:02 AM 27/11/2021
Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương thành phố Đà Nẵng đã tập trung thực hiện các giải pháp tạo việc làm chú trọng lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, vận động phát huy sức mạnh tổng hợp cộng đồng cùng tham gia chăm sóc và giám sát thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng yếu thế.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay toàn thành phố Đà Nẵng có 32.890 đối tượng hưởng trợ cấp chính sách BTXH, với kinh phí 250 tỷ đồng/năm và trên 5.000 đối tượng hưởng chính sách đặc thù, kinh phí trên 25 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, có 600 đối tượng là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người lang thang xin ăn đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng từ nguồn ngân sách thành phố. 
Thành phố hiện có 13 cơ sở trợ giúp xã hội, (trong đó 04 cơ sở công lập, 09 cơ sở ngoài công lập), các cơ sở trợ giúp xã hội thời gian qua đã thực hiện tốt chức năng chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, lao động và dạy nghề, thể dục thể thao, văn hóa, giải trí… giúp đỡ nhiều đối tượng xã hội hòa nhập cộng đồng. Các cơ sở ngoài công lập đã góp phần đáng kể trong việc giảm gánh nặng ngân sách nhà nước về đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực chăm lo cho các đối tượng BTXH. 
Vận chuyển quà tặng công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn
trên địa bàn thành phố
Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác an sinh xã hội. Nhiều Chương trình, Kế hoạch lớn, đặc thù trên lĩnh vực an sinh xã hội, nổi bật như Thành phố 5 không, 3 có, 4 an; Chương trình An sinh xã hội, Giúp đỡ hộ đặc biệt nghèo, trẻ em hư trẻ em bỏ học là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội. Hệ thống văn bản về bảo trợ xã hội ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. 
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Trung ương quy định, thành phố luôn nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cao hơn so với quy định của Trung ương, mở rộng các nhóm đối tượng và điều kiện được hưởng. Đồng thời ban hành hàng loạt các chính sách vượt trội riêng biệt tập trung xử lý các vấn đề bức xúc của địa phương, tạo cơ sở thuận lợi và đồng bộ trong thực hiện chính sách. Huy động được nhiều nguồn lực và trợ giúp có hiệu quả các đối tượng yếu thế trong xã hội. Thực hiện đảm bảo mục tiêu các chương trình trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, đề án phát triển nghề CTXH. Số lượng đối tượng được thụ hưởng này càng tăng, nguồn lực hỗ trợ ngày càng lớn. Công tác hỗ trợ đảm bảo quy định, không để sót đối tượng. Việc hỗ trợ khó khăn đột xuất trong thiên tai, dịch bệnh được thực hiện kịp thời, không để xảy ra sai phạm. Công tác thanh kiểm tra thực hiện các chương trình, chính sách BTXH được thực hiện thường xuyên, giúp hạn chế xảy ra vi phạm trong tổ chức thực hiện.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo trợ xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố được tổ chức vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến đề nghị các sở ngành, địa phương cần lưu ý tình trạng mất việc làm, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Đặc biệt là tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, thiên tài, dịch bệnh phức tạp, các vấn đề đất đai, môi trường gây áp lực đến phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng phát triển thành phố. 
"Thời gian qua, thành phố phải đối mặt với những khó khăn khủng hoảng kinh tế kéo dài, thiên tai, dịch bệnh xảy ra... tác động trực tiếp đến những người lao động, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn. Các cấp chính quyền, hội đoàn thể đã phối hợp thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về tín dụng, khám chữa bệnh, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục với mức trợ giúp cao hơn so với quy định của Trung ương. Đồng thời, nhân rộng các mô hình "Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau", Mô hình "Cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng", Mô hình "Đào tạo nghề theo hình thức phi chính quy vừa học vừa làm" - Phó Chủ tịch nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, các ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung thực hiện các giải pháp tạo việc làm chú trọng lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, cho vay ưu đãi gắn với tạo việc làm, hướng dẫn các kỹ thuật, chuyển đổi nghề.
Cùng với đó, vận động phát huy sức mạnh tổng hợp cộng đồng tham gia chăm sóc và giám sát thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng yếu thế. Thực hiện chương trình "5 không" "3 có" "4 an" nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
PV
TAG:
Tin khác
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
CSGT Diễn Châu kịp thời giúp bé 4 tuổi thoát cơn nguy kịch
Dữ liệu giám sát hành trình ôtô sẽ do Cục CSGT quản lý
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store