Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Đã có 3,5 triệu người dùng 4G tại Việt Nam
02:26 PM 27/07/2017
Đến thời điểm hiện tại, sau 6 tháng triển khai 4G tại Việt Nam, trong tổng số 6,3 triệu người dùng đã đổi SIM 4G thì mới chỉ có 3,5 triệu người dùng sử dụng dịch vụ 4G.
Thông tin trên được ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cơ chế Chính sách và Quy hoạch, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức, sáng 27/7, tại Hà Nội.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cơ chế Chính sách và Quy hoạch,
Cục Viễn thông, báo cáo về hiện trạng sử triển khai 4G tại Việt Nam.
Ông Tuấn Anh cho biết, hiện Việt Nam có xấp xỉ 60 triệu thuê bao băng rộng, trong đó có 48 triệu thuê bao di động băng rộng (gồm cả 3G và 4G).
Mặc dù số thuê bao 4G vẫn rất ít, mới chỉ có 3,5 triệu người dùng, nhưng theo ông Tuấn Anh, trong thời gian ngắn như trên thì tỷ lệ phát triển như trên cũng là tương đối nhanh. Tuy vậy, so với một số nước trên thế giới, tốc độ phát triển 4G so với 3G tại Việt Nam lại không phải cao. 
Ông Phan Thảo Nguyên. Vụ trưởng, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng, con số 3,5 triệu người dùng 4G tuy bé nhưng không phải quá nhỏ và thời gian tới số thuê bao 4G sẽ phát triển mạnh mẽ.
Hiện tại, theo các đánh giá, các nhà mạng triển khai 4G mới chỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu tăng (dung lượng) của mạng 3G, do vậy, để đáp ứng chất lượng dịch vụ như mong muốn thì doanh nghiệp cần phải có thời gian để triển khai mạng và cần thêm băng tần để triển khai trong thời gian tới. 
Năm 2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 4G trên băng tần 1800 MHz và 2600 MHz. Hiện đã có 4 doanh nghiệp được cấp phép chính thức là Viettel, VinaPhone-VNPT, MobiFone và Gmobile và ba doanh nghiệp Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chính thức cung cấp dịch vụ băng rộng 4G LTE ra thị trường.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp triển khai 4G vẫn trên băng tần 1800 MHz. Theo báo cáo, các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 note B (trạm BTS) trên toàn quốc, và theo tính toán, số lượng trạm BTS này đủ để đảm bảo nhu cầu phục vụ được khoảng 95% dân số.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị trên, cho biết, năm 2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G tại Việt Nam, điều này sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển bùng nổ các loại hình dịch vụ trên nền tảng 4G. 
Theo ông, với việc tốc độ kết nối, truy cập dữ liệu tăng, các dịch vụ Internet truyền thống sẽ nhanh chóng dịch chuyển, đáp ứng nhu cầu người sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, hàng loạt các dịch vụ/ứng dụng khác sẽ phát triển như dihcj vụ trên nền tảng IoT, các ứng dụng cho SmartCity,… 
“Việc đa dạng hoá các dịch vụ trên nền tảng 4G LTE không chỉ đem lại doanh thu/lợi nhuận cho riêng các doanh nghiệp viễn thông mà sẽ kéo theo cả hệ sinh thái các dịch vụ/ứng dụng phát triển trên đó”, ông Hải cho biết.

Theo vneconomy
TAG:
Tin khác
NSX 'Anh trai vượt ngàn chông gai' bị phạt thuế
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, vượt 21.000 đồng/lít
Nghệ An tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm
Chặn 20 tấn nầm lợn bẩn chuẩn bị 'lên mâm'
Công ty  i-on Life thưởng Tết lớn cho 200 người lao động
Thực phẩm bẩn 'hoành hành' dịp cận Tết Nguyên đán
Tin đồn Chủ tịch HĐQT ACB đánh bạc: Bộ Công an nói gì?
Grab đồng hành giúp người dùng Việt chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán thuận lợi, an nhàn hơn
Bán hơn 3 triệu xe, Kia lập kỷ lục doanh số trong năm 2024