Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Cựu chiến binh Bắc Giang cùng nhau phát triển kinh tế với nhiều mô hình đa dạng.
11:20 AM 29/11/2021
(LĐXH) - Với bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, hội viên Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bắc Giang đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, đặc biệt là phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016-2021

CCB Nguyễn Quang Thẩm (ngoài cùng bên phải) chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho các hội viên

Trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh, trong nước có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, thách thức, nhất là Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, đời sống của người dân và hội viên. Cán bộ, hôi viên CCB các cấp tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống “Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới” đẩy mạnh vận động, huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển kinh tế. hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Hội CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.
Thời gian vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Trung ương Hội CCB Việt Nam, phối hợp tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban nghành, đoàn thể, doanh nghiệp trong cả ngoài tỉnh, Hội CCB các cấp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, theo hướng thiết thực, hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của đông đảo hội viên, phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần tích cực vào phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần tích cực vào phát triển chung của tỉnh, từng bước nâng cao mức sống của hội viên.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhiều hội viên CCB có điều kiện kinh tế đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi từ mô hình làm kinh tế nhỏ lẻ, chuyển sang thành lập các mô hình sản xuất với quy mô lớn hơn, phương thức quản lý, quản trị hiện đại, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạch tranh, sản phẩm công nghệ cao, tham gia có hiệu quả vào nền kinh tế thị trường, như thành lập các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế hộ gia đình kinh doanh dịch vụ do CCB làm chủ…. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến, đại diện cho các mô hình là:
Mô hình doanh nghiệp (DN): Gồm mô hình Công ty, Tổng công ty CP,  Công ty TNHH..., đến nay, trên toàn tỉnh có 237 DN  nhỏ và vừa do CCB làm chủ, tăng 96 DN so với nắm 2016, trong đó 06 doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, thu hút 4.869 lao động, lương bình quân của người lao động 7-8 triệu đ/ng/tháng. Dẫn đầu là công ty Việt Thắng - TP Bắc Giang do CCB Lê Văn Thùa làm Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc, doanh thu hàng năm hơn 2000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng, công tác từ thiện nhân đạo mỗi năm từ 200-300 triệu đồng, Công ty và đ/c Tổng Giám đốc được tặng nhiều Bằng khen của tỉnh và của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt năm 2018 Tổng Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhất. Các công ty TNHH - Thương mại Hữu Hảo, phường Dĩnh Kế-TP Bắc Giang do CCB Nguyễn Văn Sử làm Giám đốc; công ty Thống Nhất ở huyện Lạng Giang do thương binh CCB Nguyễn Văn Dậu làm Giám đốc; công ty TNHH xây dựng Hương Tiến. Kinh doanh vật liệu xây dựng, xã Cảnh Thụy - Yên Dũng do CCB Nguyễn Văn Sơn làm Giám đốc, thường xuyên sử dụng 130-145 công nhân, lương bình quân 13,7 triệu đ/người/tháng, doanh thu hằng năm bình quân 89,78 tỷ, lợi nhuận bình quân trên 12 tỷ đồng/năm; công ty cổ phần thương mại Dược phẩm Ngọc Đông, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang thường xuyên sử dụng 85 nhân viên làm việc, lương bình quân hơn 13,5 triệu đồng/ng/tháng, thu nhập bình quân 35 tỷ đ/năm, với quy mô hiện có 170 quầy thuốc trong và ngoài tỉnh, hằng năm xét nâng lương trước thời hạn, thưởng tết, đi thăm quan, nghỉ mát cho nhân viên. Ngoài ra còn nhiều công ty đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động trên địa bàn tỉnh, lương bình quân từ 7-10 triệu đ/người/tháng.

Tổ xung kích CCB thôn Hải Yên, xã Trù Hựu giúp CCB Nguyễn Tấn Mạnh thu hoạch vải thiều

Về mô hình kinh tế HTX, tổ hợp tác: Hiện nay toàn tỉnh có 87 HTX, 52 tổ hợp tác do CCB làm chủ, tăng 18 HTX, 30 tổ hợp tác, thu hút 3.234 lao động, lương bình quân 6-7 triệu đ/ng/tháng. Số Liên hiệp HTX toàn tỉnh có 02 Liên hiệp HTX gồm 13 thành viên (Liên hiệp HTX CCB Sông Cầu- ở thi trấn Thắng-Hiệp Hòa có 9 HTX thành viên; Liên hiệp HTX dùng nước kênh Y2- xã Xương Lâm - Lạng Giang có 4 HTX thành viên). Có nhiều HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, trong đó 04 HTX có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm (Hiệp Hòa, Lạng giang). Các HTX tiêu biểu có: HTX chăn ga gối đệm thu đông ở Khu 1 thị trấn Thắng - Hiệp Hòa do CCB Trương Văn Đơn làm Giám đốc; HTX Tiên Tiến do CCB Đoàn Thị Cầu làm Giám đốc ở thôn Vàng, xã Tiên Lục-Lạng Giang, chuyên sản xuất nấm và rau sạch và HTX nuôi ong lấy mật, ở thôn Ninh Phú, xã Tuấn Đạo thu nhập của mỗi HTX lãi bình quân 11 tỷ đ/năm; Các HTX nông nghiệp gồm: HTX Đồng Tâm 3 ở xã Thường Thắng - Hiệp Hòa chuyên trồng rau sạch do Nguyễn Văn Nghiệp làm Giám đốc, thu nhập lãi bình quân trên 15 tỷ/năm. HTX nuôi trồng thủy sản của CCB Vũ Đình Triển ở thôn Đanh xã Minh Đức-Việt Yên; HTX chế biến Dược liệu ở thôn Tân Gia, xã Tân Hiệp; HTX Sản xuất chè búp an toàn theo hướng Việt Gap, ở Bản Trại Sông, xã Canh Nậu-Yên Thế, mỗi HTX thu lãi bình quân 13 tỷ đồng/ năm; mô hình Tổ hợp tác nuôi Dê của hội viên Mè Văn Thắng, ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế mỗi năm thu nhập bình quân 3 tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều tổ hợp tác khác hàng năm tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động trên địa bàn, lương bình quân của công nhân 6-7 triệu đ/ng/tháng.
Về mô hình kinh tế trang trại, gia trại: Toàn tỉnh hiện nay có 360 trang trại, tăng 231 trang trại, thu hút 2.316 lao động, trong đó có 200 trang trại có doanh thu từ 250-300 triệu đồng /năm; 3.659 gia trại, tăng 473 gia trại, thu hút 9.737 lao động, trong đó có 150 gia trại có doanh thu từ 150-200 triệu đồng/năm; 4.851 hộ kinh doanh dịch vụ, tăng 2.646 hộ, thu hút 10.365 lao động. Tiêu biểu có trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, lợn giống của CCB Giáp Văn Lợi ở thôn Chung- xã Tân Thanh -Lạng Giang, Tạo việc làm cho 10 lao động, lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân 13 tỷ đồng/năm. Trang trại tổng hợp VAC và kinh doanh dịch vụ thức ăn gia súc của CCB Nguyễn Văn Báo ở xã Quý Sơn, thường xuyên sử dụng 12 lao động, lương bình quân 15 triệu đồng /người/ tháng, thu nhập bình quân 17 tỷ đồng/năm, giúp đỡ được 50 hộ CCB làm theo mô hình kinh tế trang trại đã thoát khỏi đói nghèo, đời sống được cải thiện, có thu nhập khá và giàu. Trang trại ươm giống cây trồng lâm nghiệp, ở tổ dân phố thị trấn Bố Hạ-Yên Thế của CCB Vũ Ngọc Toản có 15 lao động, lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng; Trang trại của hội viên Nguyễn Văn Hà ở xã Lương Phong-Hiệp Hòa chuyên sản xuất rượu nếp, đăng ký thương hiệu sản phẩm “Vương tửu Sơn quả”, kết hợp trồng cây có múi trong vườn nhà, thường xuyên sử dụng 5-7 công nhân, lương bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng, thu lãi 1 tỷ 700 triệu đồng /năm. Ngoài ra còn nhiều mô hinh khác có thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm ổn định cho hội viên, người lao động trên địa bàn.
Về mô hình kinh tế hộ gia đình kinh doanh dịch vụ: Toàn tỉnh có 1.898 hộ gia đình CCB kinh doanh dịch vụ, thu hút 13.286 lao động. Tiêu biểu có xưởng bóc gỗ của gia đình CCB Đào Duy Tống tại xã Đồng Hưu-Yên Thế, thường xuyên sử dụng 60 lao động, lương bình quân 15 triệu đồng/người/tháng, thu lãi 13 tỷ đồng/năm; xưởng thu mua, chế biến gỗ keo của CCB Vi Văn Hùng ở Thôn Thoi, xã Dương Hưu- Sơn Động, thường xuyên có 15 lao động, lương bình quân 09 triệu đồng/ng/tháng, lãi bình quân 330 triệu đồng/năm; gia đình CCB Đặng Văn Để ở thôn Trại mít, xã Đông Hưng-Lục Nam, kinh doanh vật liệu xây dựng, thường xuyên sử dụng 20 công nhân, lương bình quân 9 triệu đồng/người/tháng, thu lãi bình quân 1,2 tỷ đồng/năm... còn nhiều hộ gia đình hội viên khác có ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, thu nhập cao, đời sống kinh tế khá giả, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 
Với khát vọng làm giàu, hội viên CCB tỉnh Bắc Giang đã tham gia sản xuất, kinh doanh trên tất cả các nghành nghề, nhưng chủ yếu ở ngành nghề nông nghiệp có 69.926 hộ (62%); công nghiệp 1.921 hộ (1,2%); Tiểu thủ công nghiêp dịch vụ 11.960 hộ (10%); các nghành nghề khác 25.488 hộ (27%). Thu nhập của hội viên chủ yếu qua lao động có 85.376 hộ ( 73%), có lương hưu và trợ cấp xã hội 29.878 hộ ( 27 % ).
Lê Minh.
TAG:
Tin khác
Hà Giang: Nỗ lực giải phóng những “vùng đất chết” trả lại đất đai an toàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hỗ trợ nạn nhân mua bán người trở về tái hòa nhập xã hội bền vững
Doanh nhân - Thương binh Tạ Quang Uẩn: Băng qua khói lửa, vươn lên thương trường
Hiệu quả các dự án giảm nghèo bền vững ở huyện Hương Sơn
Thái Nguyên tập trung thực hiện công tác giảm nghèo
Triển khai công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững