An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Công ty thủy điện Sơn La: An toàn lao động là hàng đầu
10:02 AM 27/08/2019
Khung cảnh yên bình bên ngoài Công ty thủy điện Sơn La hiện nay khác xa công trường tấp nập một năm trước đây.
Nỗ lực đảm bảo an toàn lao động
Nhưng không vì thế công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ&PCCN) bị xem nhẹ. Hàng chục tỉ kWh điện đã được phát vào hệ thống điện quốc gia an toàn nhờ các kỹ sư, công nhân nhà máy.
 Khi đứng trước cửa chính Nhà máy thủy điện Sơn La, trời đã tối, chúng tôi thấy nhiều cặp lồng cơm vẫn xếp dài trước ngay ngoài cửa. Anh Nguyễn Đắc Cường - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty thủy điện Sơn La cho hay: “Cơm của anh em trực ca tối và đêm đã được chuyển đến từ trước 18h. Nhưng phải đến đúng giờ ăn, anh em mới thay nhau ăn tối trước để đảm bảo vận hành nhà máy điện”.
 Khác với cảnh công trường nhộn nhịp trong thời kỳ xây dựng, bề ngoài của Công ty yên bình nhưng bên trong, để đảm bảo cho 6 máy phát hoạt động hiệu quả, an toàn là công sức của hàng trăm kỹ sư, công nhân. Mỗi ca trực khoảng 12 người trong 8 giờ đồng hồ, ăn uống tại chỗ để đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống. Với những người đã gắn bó với Công ty thủy điện Sơn La từ những ngày đầu mới xây dựng, quy trình đảm bảo ATVSLĐ đã được thấm nhuần, nhất là những thời điểm vận chuyển bánh xe quay, roto,... phục vụ máy phát. Yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng khiến cây cầu bắc ngang Sông Đà vào nhà máy bị hư hỏng hay tệ hơn là làm chậm tiến độ hoàn thành nhà máy thủy điện.
Đến nay, công tác ATVSLĐ đã chuyển sang một bước mới: Đảm bảo an toàn cho hệ thống phát điện từ thủy điện Sơn La vào hệ thống điện quốc gia. Với chưa đầy 300 lao động, các kỹ sư, công nhân của Công ty thủy điện Sơn La phải luôn tập trung để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành. 

Kiểm tra công tác an toàn máy móc thiết trước khi vận hành
Hàng chục tỉ kWh điện được phát an toàn
Trong những năm qua, Công ty thủy điện Sơn La đã luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong lao động sản xuất, không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan gây nên và không có tai nạn nào xảy ra từ trước tới nay. Góp phần cho thành tích này có nhiều công sức đóng góp, chung tay của đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh viên trực tiếp tại các tổ, đội sản xuất của các phòng, phân xưởng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc nắm bắt, triển khai thực hiện công việc, kiểm tra kiểm soát hàng ngày để đảm bảo an toàn lao động.
Sau khi chính thức khánh thành, Công ty thủy điện Sơn La đã tổ chức thực hiện cuộc vận động của Tổng LĐLĐVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ&PCCN lần thứ 15 năm 2013. Chương trình đã được lãnh đạo Công ty, BCH công đoàn phối hợp thực hiện. Công đoàn Công ty đã phối hợp thực hiện hai đợt tập huấn nghiệp vụ về công tác ATVSLĐ&PCCN cho toàn thể CBCNVLĐ trong Công ty. Cụ thể, đợt tập huấn đầu tiên dành cho Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng công đoàn và các an toàn vệ sinh viên. Đợt tập huấn thứ hai triển khai rộng rãi đến các CBCNVLĐ trong Công ty.
 
Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất tại hiện trường nhằm phát hiện kịp thời nguyên nhân, nguy cơ có khả năng gây mất an toàn cho người và thiết bị để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Các biện pháp chăm lo sức khỏe cho người lao động hoạt động trong môi trường vận hành nhà máy thủy điện cũng thường xuyên được quan tâm. Ví dụ như trải nền bằng thảm simili để chống bụi, đảm bảo điều kiện môi trường cho công tác lắp stato máy phát hay lắp đặt thang máy để tiết kiệm thời gian di chuyển và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Bên cạnh đó, công tác ATVSLĐ cũng được giám sát, kiểm tra thường xuyên, tạo thành thói quen đối với CBCNVLĐ nhà máy. Tính đến cuối tháng 2, Công ty thủy điện Sơn La đã phát được sản lượng điện trên 13,4 tỉ kWh cho hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, không có sự cố cháy nổ. Ngoài ra,  Công đoàn Công ty đã chủ trì phối hợp Trung Tâm An toàn lao động – Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lớp học truyền hình trực tuyến giữa hai Nhà máy Thủy điện Sơn La, Lai Châu để huấn luyện cho các cán bộ Công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong toàn Công ty. 
Các nội dung huấn luyện chủ yếu cho mạng lưới ATVSV bao gồm: Củng cố các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, PCCN và cập nhật, bổ sung phổ biến các quy định, văn bản mới ban hành của Nhà nước; tập trung các nội dung về quyền và nghĩa vụ củangười lao động; chế độ về an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; nội quy an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng các trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; kỹ năng hoạt động và xử lý các tình huống của mạng luới ATVSV; chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm hoạt động cho các ATVSV và cán bộ Công đoàn.
Qua buổi huấn luyện Ban Lãnh đạo cũng như Công đoàn Công ty tin tưởng rằng lực lượng ATVSV như những “cánh tay nối dài” sẽ tuyên truyền phổ biến, đôn đốc nhắc nhở, triển khai công tác ATVSLĐ, PCCN lan tỏa đến mọi CBCNV tại các tổ, đội sản xuất. Từ đó người lao động thấy được để duy trì, phát huy và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành và thực hiện tốt các nội quy về AT-VSLĐ, PCCN là thiết thực để mọi người cùng chung sức,chung lòng hãy nghĩ về an toàn trước khi làm việc, góp phần cùng Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, xây dựng Văn hóa An toàn trong Công ty.
Tại lễ ra quân tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ&PCCN, ông Khương Thế Anh – Phó Giám đốc Công ty, Trưởng Ban chỉ đạo đã đặc biệt nêu cao tầm quan trọng của ATVSLĐ&PCCN tại Nhà máy thủy điện Sơn La, bởi nguy cơ trong ngành thủy điện xảy đến với con người, thiết bị là rất lớn, nhất là với công trình có tầm cỡ như thủy điện Sơn La. Vì vậy, CBCNVLĐ nhà máy phải vận hành an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, đảm bảo các tổ máy vận hành ổn định, liên tục cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.
 
 Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững