An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Công tác xã hội trong lĩnh vực thảm họa thiên tai
11:25 AM 29/12/2016
LĐXH - Trong 2 ngay 28-29/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công xã hội Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Các trường đào tạo công tác xã hội Quốc tế và Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức tập huấn “Công tác xã hội trong lĩnh vực thảm họa thiên tai”.

Những năm gần đây, Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Việt Nam đã và đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do thảm họa thiên tai như bão tố, lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán…gây ra. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đối khí hậu của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do biến đối khí hậu ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030.

PGS. TS Nguyễn Thị Thuận phát biểu tại hội nghị

Hơn thế, Việt Nam có tới 58% dân cư vùng ven biển có sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá. Một điểm đáng được quan tâm đối với cộng đồng dân cư ven biển là đa số người làm nghề đánh bắt thủy sản là những người nghèo. Khi sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm, nền tảng kinh tế của mọi cộng đồng dân cư ven biển không được ổn định; trong sản xuất nông nghiệp, lượng lương thực giảm sẽ đẩy giá bán cao lên, số người nghèo gia tăng, người suy dinh dưỡng ngày càng nhiều... cũng tác động bất lợi đến ngư dân. Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói nghèo. Mức sống dân cư ở khu vực này thấp, tỷ lệ đói nghèo cao... Chính những người này rất cần sự trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội.

Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo và thực hành công tác xã hội ở Việt Nam lại chưa được tập huấn về công tác xã hội trong lĩnh vực thảm họa thiên tai. Việc vận dụng, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong quá trình ứng phó và giảm nhẹ tác động của thảm họa thiên tai chưa được quan tâm đúng mực. Trên thực tế, khi thiên tai xảy ra, chúng ta mới chỉ tập trung cung cấp lương thực, thực phẩm, sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng..., mà xem nhẹ việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, đánh giá những biến động tâm lý của các nhóm đối tượng.

Tới đây, CTXH cần xem xét, đánh giá những biến động của các nhóm đối tượng sau thảm họa thiên tai (Ảnh minh họa)

Tại buổi tập huấn, PGS.TS. Timothy Sim, Giám đốc Chương trình hợp tác giảm thiểu nguy cơ thiên tai, Văn phòng Liên hợp quốc, Đại học Bách Khoa Hồng Kông cho rằng: Công tác xã hội trong lĩnh vực thảm họa thiên tai cần đánh giá toàn diện trước và sau thảm họa, xác định các nhu cầu đặc biệt của các nhóm người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa; Tổ chức truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về thảm họa thiên tai và các biện pháp khắc phục; Hỗ trợ cá nhân và gia đình nhận thức cũng như đối phó với các vấn đề thảm họa thiên tai…

Theo các chuyên gia, các hoạt động can thiệp trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề sau thiên tai, thảm họa cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng trẻ em nhằm đảm bảo an toàn và ngăn chặn hành vi xâm hại có thể xảy ra. Điều này đã được khẳng định tại nhiều chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Mới đây nhất, tại Hội thảo Quốc gia về “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy Trẻ em làm trung tâm” vào trung tuần tháng 12/2016, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt NamYoussouf Abdel – Jelil khẳng định biến đổi khí hậu và thiên tai đang trở thành những thách thức mới đối với trẻ em và Việt Nam, một trong sáu quốc gia trên toàn cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất. Năm nay El-Nino đã khiến hơn nửa triệu trẻ em Việt Nam rơi vào tình cảnh cần trợ giúp nhân đạo. Rất nhiều trong số những trẻ em này vốn đã bị suy dinh dưỡng nặng và cấp tính. Hạn hán và xâm nhập mặn đã gia tăng thách thức cho các gia đình và trẻ em, khiến họ dễ bị tổn thương hơn.

Như vậy, hơn bao giờ hết, vai trò của nhân viên công tác xã hội thực sự rất cần thiết, riêng trong lĩnh vực thảm họa thiên tai, hoạt động công tác xã hội cần xác định các nhu cầu đặc biệt của những nhóm người dân bị tác động, ảnh hưởng bởi thảm họa./.

Đăng Doanh

TAG:
Tin khác
Huyện Bình Đại triển khai có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững
Hà Nội gặp mặt, tri ân người có công tham gia giải phóng Thủ đô
Hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em bị ảnh hưởng do bão lũ tại miền Bắc
Vũng Liêm tích cực giải bài toán giảm nghèo bền vững
Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân Mỏ Cày Bắc giảm nghèo bền vững
Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ qua Trung ương đoàn
Đề nghị trẻ em không có giấy tờ tùy thân cũng được cấp thẻ BHYT
TPHCM: Long trọng tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024”
BHXH TPHCM chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 10, qua tài khoản từ ngày 1/10