Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Có sinh kế ổn định, đời sống đồng bào dân tộc Chăm từng bước tăng trưởng bền vững
10:07 AM 24/04/2023
(LĐXH) - Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 19.239 hộ/85.343 khẩu, đồng bào dân tộc Chăm, chiếm 11% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được tỉnh Ninh Thuận tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả bảo đảm đầy đủ, kịp thời đúng mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhờ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nhằm tạo thuận lợi cho đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng lợi thế của vùng. Chỉ tính riêng trong năm 2022, diện tích chuyển đổi trên toàn tỉnh đạt trên 1.330 ha. Các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng sản xuất thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước tưới. Đồng thời, thay đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế diện tích phải bỏ hoang do không đủ nước trồng lúa, vừa duy trì sản xuất ổn định theo hướng bền vững lâu dài và hiệu quả. Đối với tiểu thủ công nghiệp, tỉnh tiếp tục hỗ trợ đầu tư, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở khôi phục các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với các làng nghề, tổ sản xuất nhằm khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trọng tâm là huyện Ninh Phước với làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc; huyện Bác Ái với một số ngành nghề của đồng bào dân tộc Raglay ở xã Phước Tiến; làng nghề thủ công mỹ nghệ thôn Tập Lá thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc..., qua đó, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong các làng nghề. Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tạo ra hướng phát triển mới đối với làng nghề ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng bào DTTS tại các địa phương được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để phát triển sản xuất, ổn định việc làm

Nhờ vận hành đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đời sống vùng đồng bào các DTTS nói chung, đồng bào dân tộc Chăm nói riêng phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững. Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua phát huy được hiệu quả rõ rệt, giúp cho các hộ đồng bào DTTS có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập và giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống. Đây được xem là chủ trương đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, tạo lập niềm tin vững chắc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Bên cạnh việc chuyển tại kịp thời vốn đến người dân, các hệ thống ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp củng cố hoạt nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn ở những vùng có đồng bào DTTS sinh sống; định hướng sử dụng vốn đầu tư khai thác vào những tiềm năng, thế mạnh từng vùng, thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển, tạo việc làm, ổn định đời sống, đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm bình quân từ 3-4%/năm (riêng huyện Bác Ái giảm 5,5%/năm).

Tiêu biểu như tại Ninh Phước, huyện có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện hiện có 11.157 hộ đồng bào Chăm với 51.000 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 22 thôn, khu phố thuộc địa bàn 7 xã, thị trấn. Hiện nay, ngoài nguồn thu nhập sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống, đồng bào Chăm ở Ninh Phước còn có nguồn thu từ trồng lúa và các loại cây trồng chủ lực theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao như nho, táo, măng tây xanh kết hợp chăn nuôi gia súc. Tính đến cuối năm 2022, nông dân huyện Ninh Phước có thu nhập bình quân đầu người đạt 64,45 triệu đồng, vượt 0,32 triệu đồng so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 3,48%, giảm 2,03% so với cuối năm 2021.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã được triển khai nhân rộng trên khắp các địa bàn ở Ninh Thuận

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội bền vững vùng đồng bào DTTS. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối Đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm ổn định quốc phòng, an ninh, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững