Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Chú trọng quản lý giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đặc thù
09:29 AM 13/11/2018
(LĐXH) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp đã từng bước được đổi mới và phát triển… Tuy nhiên, một số lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, nhất là đối với việc đào tạo khối ngành sức khỏe, văn hóa nghệ thuật, đặc biệt hiện nay có hiện tượng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo tràn lan…
Hướng tới mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tổ chức đào tạo các ngành nghề đặc thù đồng thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, xử lý hành vi vi phạm trong tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thời gian vừa qua, các cấp, các ngành cùng cơ quan có thẩm quyền đã tích cực trong công tác truyền thông, công  tác tuyển sinh, đào tạo và đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong đó có khối ngành, nghề đặc thù này và đã được các cấp, các ngành, xã hội và đặc biệt là doanh nghiệp đánh giá cao về hoạt động giáo dục nghề nghiệp làm thay đổi một phần của nhận thức xã hội và người dân về giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua...
Tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành nghề đặc thù
Tuy nhiên, việc đăng ký và tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đặc thù này có những khó khăn, vướng mắc. Vậy, chúng ta đã nghiên cần cứu kỹ các văn bản hướng dẫn về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng như các thông tư hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc liên hệ với Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt...
Có thể nói, ngay sau khi tiếp nhận bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã chủ động, tích cực nghiên cứu, xây dựng và trình ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để làm hành lang pháp lý vận hành hệ thống giáo dục nghề nghiệp, trong đó có nội dung về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, nhằm tạo thuận lợi cho các trường tuyển sinh, đào tạo GDNN, từ ngày 01/01/2017, Tổng cục đã chủ động, kịp thời ban hành các công văn hướng dẫn chuyển đổi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho các trường. Đến hết ngày 31/12/2017, đã hoàn thành việc chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN cho các cơ sở GDNN trên toàn quốc và các cơ sở đã ổn định tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật GDNN.
Riêng đối với các ngành, nghề đào tạo đặc thù, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản thỏa thuận với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tổ chức đào tạo đối với các ngành, nghề đặc thù. Việc đào tạo khối ngành đặc thù, đặc biệt là việc liên kết đào tạo là liên kết với doanh nghiệp để cho học sinh, sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc, các thiết bị công nghệ ngoài thực tiễn sản xuất và nâng cao trình độ kỹ năng nghề chưa thực sự theo đúng bản chất là liên kết với doanh nghiệp. 
Để kịp thời hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, xử lý hành vi vi phạm trong tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, các cấp, các ngành có liên quan cùng với địa phương và các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung làm rõ những vấn đề sau: Giải đáp, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với việc đăng ký, cách xác định quy mô tuyển sinh/năm, cách tính, cách quy đổi thế nào? Việc vận dụng linh hoạt các quy định, điều kiện đặc thù có liên quan trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp? Vấn đề xử lý hành vi vi phạm đối với việc đào tạo các ngành nghề đặc thù thuộc khối ngành sức khỏe; khối ngành văn hóa, nghệ thuật, khối ngành chăm sóc sắc đẹp có chất lượng và hiệu quả…
NHB
 
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm