Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Chính sách vốn vay ưu đãi góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
05:41 PM 25/12/2023
(LĐXH) - Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, kết nối đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Đảng bộ huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) đưa vào Nghị quyết thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để thực hiện hiệu quả “bài toán” này, huyện Kế Sách đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có hoạt động hỗ trợ người dân vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư học nghề, tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động.
Phòng Lao động - TB&XH huyện Kế Sách phối hợp với Trung tâm DVVL tỉnh Sóc Trăng và các địa phương tổ chức Phiên giao dịch việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn

Thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước nên đã cải thiện đời sống người lao động và gia đình. Việc đưa lao động đi học tập, làm việc  tại nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn không chỉ là cơ hội để nâng cao thu nhập hiệu quả cho gia đình, góp phần giảm nghèo địa phương mà còn là môi trường thực tiễn để nâng cao trình độ ngoại ngữ, rèn luyện tay nghề, hoàn thiện kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp, giúp người lao động tự tin khi trở về tham gia thị trường lao động tại địa phương, đất nước.

Để thực hiện hiệu quả “bài toán” này, huyện Kế Sách đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có hoạt động hỗ trợ người dân vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng chính sách để đầu tư hộc nghề đi xuất khẩu lao động.

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Kế Sách trao chứng chỉ nghề cho các học viên hoàn thành khóa đào tạo nghề

Theo Phòng LĐ-TB&XH huyện Kế Sách, xuất khẩu lao động là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH là sự tiếp sức, giúp nhân dân địa phương giảm bớt gánh nặng tài chính để có thể đi làm việc ngoài nước. Những năm qua, với sự đồng hành, hướng dẫn kịp thời của các sở, ngành tỉnh Sóc Trăng, huyện Kế Sách đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 10 về thực hiện chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) theo hợp đồng và tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm tại Đài Loan (Trung Quốc) từ ngân sách tỉnh.

Phòng LĐ-TB&XH huyện Kế Sách cho biết, ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương, xuất phát từ nhu cầu thực tế, mới đây ngày 11/7/2023, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và học sinh, sinh viên tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm từ ngân sách tỉnh. Qua hơn 4 tháng có hiệu lực, chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng, trong đó có người lao động của  huyện Kế Sách được vay vốn học nghề đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã có những kết quả khả quan.

Mô hình đan giỏ lục bình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn  được huyện Kế Sách nhận rộng trên địa bàn

Bên cạnh đó, huyện Kế Sách đã tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm mới và việc làm thêm cho lao động nhàn rỗi. Hiện tổng số lao động qua đào tạo của huyện là 2.475 người, đạt 103,13%, số lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ là 837 người so với kế hoạch. Trong đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở 27 lớp có 486 người, còn lại là các ngành, đoàn thể huyện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có dạy nghề theo hình thức dạy nghề kèm cặp, truyền nghề. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75,19%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ đạt 33,06 % kế hoạch. Trong năm, đã giới thiệu việc làm cho 2.306 lượt người có nhu cầu làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đạt 104,82% kế hoạch. Lao động trong tỉnh 502 người, ngoài tỉnh 1.485 người, tự tạo việc làm cho 294 người. Trong đó, lao động nữ 1.215 người, lao động dân tộc Khmer 283 người. Cùng với đó, công tác xuất khẩu lao động đạt kết quả đạt 100% so với kế hoạch: có 25 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Đại diện Phòng LĐ-TB&XH huyện Kế Sách cho biết, mức hỗ trợ vốn vay từ ngân sách Tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH cao nhất là 100 đến 200 triệu đồng, với lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND, sẽ là động lực để huyện Kế Sách tiếp tục triển khai, thực hiện thành công công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tại địa phương trong thời gian tới./.

 Trương Đăng

    

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 







TAG: hiệu quả từ vốn vay cho lao động nông thôn công công tác đào tạo nghề
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo