Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý dạy nghề
04:05 PM 07/09/2016
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quản lý các trường sư phạm, chấm dứt tình trạng hai bộ giành nhau quản lý dạy nghề.
(Ảnh minh họa)
Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ nêu rõ "Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm".
Chính phủ nêu rõ, Bộ Lao động cùng với các bộ, cơ quan quản lý trực tiếp trường trung cấp, cao đẳng khẩn trương chỉ đạo thực hiện tự chủ trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm nhanh can thiệp hành chính của bộ chủ quan và UBND các tỉnh; nhanh chóng hoàn thiện dự thảo nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Trước đó vào tháng 6, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tờ trình kiến nghị Chính phủ giao Bộ này quản lý hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, kể cả trung cấp nghề, cao đẳng nghề đang thuộc quản lý của Bộ Lao động. Lý do Bộ Giáo dục đưa ra là có sự trùng lặp trong quản lý giữa hai bộ gây ra những bất cập, đi ngược với chủ trương cải cách hành chính và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Trước kiến nghị trên, Thứ trưởng Lao động Đào Hồng Lan cho rằng Chính phủ thấy việc quản lý dạy nghề ở cơ quan nào góp phần phát triển thị trường lao động, kinh tế xã hội của đất nước thì sẽ quyết định.
Theo lãnh đạo Bộ Lao động-TBXH, dạy nghề có hơn 60 năm phát triển thì 9 năm thuộc Chính phủ quản lý, 11 năm thuộc Bộ Giáo dục và 42 năm thuộc Bộ Lao động. Trong thời gian Bộ Lao động quản lý, lĩnh vực này đã khôi phục và phát triển, gắn chặt với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, gắn với giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đất nước./.
PV
TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương