Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ trẻ khuyết tật tại gia đình và cộng đồng
11:02 AM 27/12/2019
LĐXH - Đến thời điểm này việc tiếp cận của trẻ khuyết tật còn rất nhiều hạn chế, do nhận thức, do kỳ thị, do nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách và hơn hết, dưới nhiều tác động, “trẻ em khuyết tật là vô hình” khi số lượng trẻ bị khuyết tật dưới các dạng tật ngày càng tăng mà con số thống kê được chỉ mới là các số liệu báo cáo chưa đồng bộ.
Đại diện Cục Trẻ em và UNICEF đồng chủ trì hội thảo

Việt Nam là một trong 193 nước, quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em; là một trong 150 nước, quốc gia phê chuẩn Công ước quốc tế về Người khuyết tật. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là một bước tiến bộ về bảo đảm quyền trẻ em với một chương quy định về quyền con người và các điều khoản cụ thể về quyền trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tạt. Luật Trẻ em năm 2016 đã đưa ra một khung pháp lý nền tảng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho mọi trẻ em với các điều khoản phù hợp hơn với Công ước về Quyền trẻ em. Các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung cũng luôn cập nhật, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, như: Hình sự, Tố tụng hình sự, Xử lý vi phạm hành chính, Lao động, Hôn nhân và gia đình, Tổ chức tòa án nhân dân… Những cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em. Ngày càng có nhiều trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ trường mầm non và được ưu tiên hưởng chính sách phúc lợi.


Tại Hội thảo do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức nhằm chia sẻ các kinh nghiệm hỗ trợ trẻ khuyết tật, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhóm quyền của trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói việc, việc đáp ứng vẫn còn nhiều thách thức, Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 bao gồm các chỉ tiêu về người khuyết tật vẫn còn nan giải. Bởi đến thời điểm này việc tiếp cận của trẻ khuyết tật còn rất nhiều hạn chế, do nhận thức, do kỳ thị, do nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách và hơn hết, dưới nhiều tác động, “trẻ em khuyết tật là vô hình” khi số lượng trẻ bị khuyết tật dưới các dạng tật ngày càng tăng mà con số thống kê được chỉ mới là các số liệu báo cáo chưa đồng bộ.

Ngày 29/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025. Mục tiêu của Đề án phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2018 - 2020 phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng. Phấn đấu 50% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 60% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

Phấn đấu 70% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật. Phấn đấu 50% các tỉnh, thành phố triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án là tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng; nâng cao năng lực, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến trẻ em khuyết tật về hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng cồng.

Đồng thời, trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng. Cụ thể, hoàn thiện mạng lưới dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, phục hồi chức năng, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tâm lý, bảo vệ trẻ em và hòa nhập cộng đồng; thí điểm triển khai các mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, trong đó, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp các dịch vụ toàn diện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ tại cộng đồng. Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng.

Thực hiện Quyết định số 1438 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025 và triển khai Dự án Thúc đẩy và Bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF đã tiến hành nghiên cứu khảo sát các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng. Khảo sát mới trong khuôn khổ 02 tỉnh Kon Tum và Đà Nẵng, qua đó, nhóm nghiên cứu đã cơ bản đưa ra được những khó khăn và các khuyến nghị trong triển khai Quyết định 1438 của Chính phủ.

Tại Hội thảo, chuyên gia của UNICEF, đại diện các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển hòa nhập, các hội nhóm đã cùng chia sẻ, thảo luận các vấn đề nhằm thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em khuyết tật./.

Đăng Doanh

 

TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công