An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Cao Bằng: Hiệu quả bước đầu trong phát triển giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm bền vững cho vùng nghèo, vùng khó khăn
11:00 PM 02/03/2024
(LĐXH)- Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình, qua đó giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
 Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được tỉnh Cao Bằng thực hiện thông qua 3 Tiểu Dự án: Tiểu dự án 1 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp, Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững.
Cao Bằng luôn tích cực thực hiện Tiểu dự án về Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 
Đối với Tiểu dự án 1 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, Cao Bằng đã thực hiện xây mới, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất Trường trung cấp nghề từ nguồn vốn đầu tư.
Còn từ nguồn vốn sự nghiệp,  UBND tỉnh tổ chức 01 hội nghị chuyên đề về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân các nguồn vốn thực hiện các Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với 56 người tham gia; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và truyền thông giáo dục nghề nghiệp được 39 cuộc với trên 2.500 người; tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và người dạy nghề cho 234 lượt người; 02 lớp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cấp huyện và cấp xã với 110 người.
Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức ngày hội, hội nghị tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp và thi ý tưởng khởi nghiệp với trên 1.000 lượt người; in ấn và cấp phát 25.500 tờ rơi tuyên truyền công tác giáo dục nghề nghiệp; xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo trình; 04 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đào tạo; tổ chức kiểm tra, giám sát được 04 cuộc; tổ chức đào tạo nghề được 57 lớp nghề (nghề trồng và nhân giống nấm; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò; sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật trồng thuốc lá; trồng rau an toàn; chăn nuôi gà lợn hữu cơ…) với 1.796 người, trong đó: 811 người thuộc hộ nghèo, 590 người thuộc hộ cận nghèo, 395 người thuộc hộ mới thoát nghèo.
Đối với Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho 122 lao động; Hỗ trợ các chi phí khác trong quá trình đào tạo và các thủ tục xuất cảnh cho 122 lao động.
Đối với Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững, từ nguồn vốn đầu tư, tỉnh thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Sàn giao dịch việc làm; kết nối cung cầu lao động (giai đoạn 2): Kế hoạch vốn được giao giai đoạn 2021- 2025 là 10.129 triệu đồng, vốn đã bố trí đến hết năm 2023 là 2.627 triệu đồng. Chủ đầu tư đã ký kết Hợp đồng thực hiện gói thầu Cung cấp, lắp đặt thiết bị và đường truyền với nhà thầu trúng thầu. Số vốn giải ngân đến hết năm 2023 là 2.308,73 triệu đồng, đạt 89% kế hoạch.
Từ nguồn vốn sự nghiệp, thực hiện Tiểu dự án 3, tỉnh đã biên soạn và in ấn ban hành 4.000 cuốn sổ nghiệp vụ việc làm, thông tin thị trường lao động; 400 cuốn bản tin thị trường lao động; thực hiện kết nối thành công cho 288 lao động; cập nhật thông tin tuyển dụng của 345 người sử dụng lao động và nhu cầu tìm việc làm của 393 người lao động lên phần mềm “việc tìm người - người tìm việc”; đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm tại các huyện nghèo; tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm (tổ chức 15 Hội nghị nâng cao năng lực cho tuyên truyền viên cơ sở với 750 lượt người tham dự; 112 hội nghị tuyên truyền tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động cho 5.551 lượt người tham dự; 44 Phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm với hơn 7.464 lượt người tham dự).
Nhìn chung, năm 2023, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được tăng cường đã giúp người nghèo có nghề nghiệp và việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Qua đó, tạo điều kiện để các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng ở địa phương. Được biết, năm 2023, nhiều chỉ tiêu thực hiện về công tác lao động – người có công và xã hội tỉnh giao đạt và vượt kế hoạch đề ra, tiêu biểu như số lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vượt 221% kế hoạch; số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm vượt 386% kế hoạch Tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,23% - vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Các cơ sở đào tạo nghề tuyển mới 6.294 người, đạt 103,1% kế hoạch./.

Mỹ Hạnh
TAG: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cao phát triển nghề ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Cao Bằng
Tin khác
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công