An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Cần Thơ: Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội
08:53 AM 03/12/2021
(LĐXH) - Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch Covid-19, song với sự nỗi lực không ngừng của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn, thành phố Cần Thơ đã có nhiều biện pháp đồng bộ, cấp bách, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg và chính sách hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn…
Đẩy mạnh tư vấn và giới thiệu việc làm
Trong 10 tháng đầu năm 2021, Cần Thơ đã đã giải quyết việc làm cho 23.503 lao động (trong đó cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 165), đạt 46,72% kế hoạch năm; giảm 45,19% so với cùng kỳ năm 2020; tuyển mới và đào tạo 29.498 người, đạt 59% kế hoạch năm, giảm 28,48% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng trong tháng 10/2021, thành phố giải quyết việc làm cho 204 lao động; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề cho 3.296 người.
để hỗ trợ NLÐ tìm có việc làm, doanh nghiệp tuyển ứng viên phù hợp trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm DVVL TP Cần Thơ triển khai thực hiện kế hoạch “Phục hồi, phát triển hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động tại TP Cần Thơ”. Ðồng thời, tập trung nguồn lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc, chủ động thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đi đôi với phục hồi kinh tế, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm DVVL thành phố Cần Thơ đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 9.231 lượt người, giới thiệu việc làm trong nước cho 524 lượt người, Ngoài ra, Trung tâm duy trì thường xuyên các hoạt động GDVL bằng nhiều hình thức (chủ yếu là trực tuyến) để kết nối nhu cầu việc làm của NLÐ, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp; liên kết để nâng cao năng lực kết nối việc làm trực tuyến của sàn giao dịch việc làm TP Cần Thơ. Từ nay đến cuối năm 2021, trung tâm tổ chức 2 ngày hội việc làm trực tuyến; ngày hội việc làm thời vụ Tết Dương lịch năm 2022.
Trao túi quà an sinh cho công nhân lao động TP Cần Thơ
Đến nay, số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 525 hồ sơ, tăng 48,73% so với tháng báo cáo liền trước đó (353 hồ sơ), giảm 60,91% so với tháng cùng kỳ năm 2020 (1.343 hồ sơ). Số lượng nộp hồ sơ giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thành phố Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội, Trung tâm gần như chỉ tiếp nhận hồ sơ mới qua bưu điện nên lượt hồ sơ gửi đến không cao.
Đặc biệt, ngày hội việc làm vừa được tổ chức cuối tháng 11 tại Trung tâm DVVL TP Cần Thơ có 63 đơn vị tham gia tuyển dụng ủy thác và trực tuyến, cần khoảng 4.566 lao động ứng với các vị trí: trưởng phòng quản lý chất lượng, phó phòng hành chính - nhân sự; nhân viên kế toán tổng hợp, marketing, truyền thông, lái xe, công nhân phân xưởng sản xuất, lao động phổ thông… Chị Lê Thị Thu Vân, đại diện Công ty TNHH TaeKwang Cần Thơ cho biết: “Công ty thường tham gia phỏng vấn trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm (GDVL), ngày hội việc làm để chọn nguồn lao động đáp ứng nhu cầu. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty chọn hình thức phỏng vấn trực tuyến để đảm bảo an toàn”. Từ nay đến cuối năm, Công ty TNHH TaeKwang Cần Thơ tuyển 2.000 công nhân sản xuất, Công ty cổ phần MK tuyển 12 trưởng phòng kinh doanh, Công ty cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân tuyển lao động phổ thông…
Trước đó, phiên GDVL trực tuyến khu vực ÐBSCL - TP Hồ Chí Minh - Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (đợt 2) được Trung tâm DVVL thành phố kết nối tổ chức, thu hút 1.031 lượt lao động. Có 248 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng ủy thác, trực tiếp và trực tuyến, với nhu cầu 63.548 lao động. Kết quả, đã tư vấn việc làm cho 997 lượt NLÐ; giới thiệu việc làm cho 514 lượt lao động, đa phần là lao động phổ thông. Ngoài ra, có hơn 35.000 chỗ việc làm trống cần tuyển với các ngành nghề phù hợp như: Trưởng nhóm kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, nhân viên tư vấn tài chính, nhân viên tư vấn bảo hiểm, nhân viên sản xuất, nhân viên bảo trì - vận hành, kỹ sư thủy sản, trưởng nhóm phòng thí nghiệm, lao động phổ thông…
Triển khai có hiệu quả chính sách an sinh
Thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công, toàn thành phố hiện có 5.818 đối tượng, người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 34 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng. Thực hiện chế độ trợ cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình và ưu đãi giáo dục cho Người có công và con của họ. Ngoài ra, Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ đang quản lý 605 đối tượng. Khám và điều trị bệnh thông thường cho 1.200 lượt đối tượng, trong đó điều trị theo toa 371 lượt, khám và chỉnh liều thuốc tâm thần cho 47 lượt đối tượng. Phát thuốc điều trị bệnh tâm thần cho 29.600 lượt đối tượng. Điều trị bệnh động kinh cho 28 lượt đối tượng, khám chỉnh liều cho 28 lượt đối tượng, theo dõi chỉ số HA cho đối tượng lên cơn động kinh hàng ngày.
Trung tâm Công tác xã hội nuôi dưỡng 96 đối tượng ở độ tuổi 02 tháng đến 53 tuổi. Trong tháng khám và điều trị tại chỗ cho 172 lượt trẻ với các bệnh thông thường. Đưa 03 lượt đối tượng đi khám bệnh, điều trị tại các bệnh viện. Hỗ trợ trẻ Trung tâm sản xuất 1090 khung giấy khen theo đơn đặt hàng. Phối hợp đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tổng đài và tham mưu xây dựng phương án chuyển cuộc gọi trong thời gian ngoài giờ hoặc thời gian thực hiện giãn cách khi dịch bệnh vào điện thoại cá nhân hoặc tổng đài 111 khi không trực tiếp tiếp nhận cuộc gọi tổng đài. Tiếp tục thực hiện các Mô hình Công tác xã hội trong trường học; Công tác xã hội trong bệnh viện; Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Quản trị Quyền trẻ em - Trẻ em và thanh thiếu niên LGBT Việt Nam tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và dịch vụ xã hội”.
Công tác chăm lo cho người khuyết tật tiếp tục được thành phố chú trong đẩy mạnh. Riêng năm 2021, Hội NKT thành phố Cần Thơ đã trao 142 triệu đồng vốn cho 15 lượt hội viên để kinh doanh, sản xuất nhỏ; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 3 lượt hội viên... Hội NKT thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam (NMAV) ký kết thỏa thuận Dự án “Hòa nhập xã hội của NKT TP Cần Thơ từ năm 2021-2025”, hướng tới mục đích NKT hòa nhập xã hội, thực hiện đầy đủ quyền và nhu cầu; được triển khai thực hiện ở quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy và huyện Cờ Đỏ. Hội cử cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, sự kiện, tập huấn, trợ giúp pháp lý liên quan NKT để có cơ hội tiếp cận, giao lưu, học hỏi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm… Hội NKT thành phố phối hợp vận động các nhà hảo tâm trao tặng NKT 1.176 phần quà, trị giá trên 395 triệu đồng; 10 suất học bổng, trị giá 12,5 triệu đồng; 8 xe lăn và 5 xe lắc…, góp phần hỗ trợ hội viên, NKT khó khăn do dịch COVID-19. Đồng thời, phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng, chống dịch COVID-19 cho 155 lượt hội viên và người thân. Năm 2022, Hội NKT thành phố tiếp tục phối hợp vận động tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập cho hội viên; xây dựng các mô hình tạo việc làm; tập huấn tự doanh, nâng cao năng lực kinh doanh, giới thiệu và bán sản phẩm; nâng cao nhận thức NKT và cộng đồng về lĩnh vực khuyết tật; gây quỹ, vận động nguồn lực hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội cho NKT...
Trên 303 tỷ đồng hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP
Tính đến hết tháng 10/2021, toàn thành phố đã hỗ trợ cho 3.676 người sử dụng lao động, 207.300 lượt người với tổng kinh phí trên 303 tỷ đồng, đạt 70,54% so với số lượng được duyệt, cụ thể:
Thành phố đã hoàn thành hỗ trợ 3.659 người sử dụng lao động với 80.976 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 40 tỷ đồng (số liệu biến động khi có sự tăng/giảm lao động).
Vê hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2758/SLĐTBXH-LĐ ngày 11 tháng 8 năm 2021 tổ chức triển khai thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang triển khai mở các lớp đào tạo nghề, duy trì việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng lao động là người Cần Thơ về từ vùng dịch.
Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt (gồm các chính sách: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): đã phê duyệt hỗ trợ 210.571 lượt người, kinh phí trên 435 tỷ đồng (trong ngày phê duyệt hỗ trợ 1.756 người); đến nay đã chi hỗ trợ cho 124.012 lượt người, kinh phí trên 253 tỷ đồng, đạt 59,39% so với số lượng được phê duyệt (trong ngày chi hỗ trợ 4.136 người):
Đối với chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương): Có 09/09 địa phương đã được phê duyệt (các quận: Bình Thủy, Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt; các huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thới Lai); Có 07/09 quận, huyện đã chi hỗ trợ (các quận: Bình Thủy, Ô Môn, Ninh Kiều, Thốt Nốt; các huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền).
Về hỗ trợ người lao động ngừng việc: có 02/09 quận, huyện (Ninh Kiều, Ô Môn) được phê duyệt; hoàn thành chi hỗ trợ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp Ngoài ra, chính sách 7 được thực hiện đồng thời với các chính sách 4, 5, 6 và 8.
Tính đến hết tháng 10, có 08/09 địa phương đã được hỗ trợ tiền ăn đối với người là F0 và F1 (các quận: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều; các huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai; Có 05/09 địa phương đã chi hỗ trợ (các quận: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy; các huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền).
Hỗ trợ một lần đối với 87/138 viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, hiện TP vẫn đang thực hiện thủ tục chi hỗ trợ các trường hợp còn lại. Ngoài ra, có 08/09 địa phương đã được phê duyệt hỗ trợ hộ kinh doanh gồm Thốt Nốt, Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng; các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền. Có 02/09 địa phương đã chi hỗ trợ.
Về hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của HĐND, Cần Thơ đã hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động: 09/09 quận, huyện đã được phê duyệt hỗ trợ lần 1 (mức 1.200.000 đồng/ người) và lần 2 (mức 800.000 đồng/người); Đến nay đã chi hỗ trợ 7.527/7.888 người với kinh phí trên 13,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 95,42%.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
CSGT Diễn Châu kịp thời giúp bé 4 tuổi thoát cơn nguy kịch