Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Các quyền trẻ em đều được bảo vệ thực sự
01:56 PM 16/12/2019
LĐXH- Để các quyền trẻ em được bảo đảm thực hiện, đáp ứng, các vấn đề trẻ em được giải quyết một cách tích cực và bền vững, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, trong năm 2020, năm bản lề kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trong giai đoạn 2021 - 2025 sắp tới, chúng ta cần tập trung một số giải pháp cơ bản.

Việt Nam đã phấn đấu đạt các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, trong đó có những vấn đề liên quan đến trẻ em, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ như Công ước của Liên hợp quốc, đề cao vai trò của gia đình, trách nhiệm của xã hội. Các quyền trẻ em từ quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, giữ gìn bản sắc văn hóa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tài sản… đều được bảo vệ thực sự với chế độ ưu việt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó, có trách nhiệm của việc tổ chức thực hiện. 

Ảnh minh họa

Để các quyền trẻ em được bảo đảm thực hiện, đáp ứng, các vấn đề trẻ em được giải quyết một cách tích cực và bền vững, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, trong năm 2020, năm bản lề kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trong giai đoạn 2021 - 2025 sắp tới, chúng ta cần tập trung một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, khẩn trương đưa các mục tiêu, chỉ tiêu bảo đảm quyền trẻ em vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Chính phủ sẽ có hướng dẫn đưa các chỉ tiêu về trẻ em thành chỉ tiêu bắt buộc trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đặt các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em vào trọng tâm của việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự vì phát triển bền vững đến năm 2030.

Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, ưu tiên lĩnh vực bảo vệ trẻ em và thiết lập môi trường sống an toàn cho trẻ em, củng cố chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không để một trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. Các bộ, ngành cần bám sát tình hình thực tiễn để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý kịp thời các vấn đề về trẻ em phát sinh.

Ba là, đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện quyền trẻ em theo hướng sáng tạo, sử dụng đồng thời nhiều kênh truyền thông, giáo dục. Thúc đẩy hoạt động của các mô hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em để thu thập ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và tham gia thực hiện các quyền của trẻ em ở các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, ở địa phương và cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn hình thành nhóm thường trực bảo vệ trẻ em, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em. Tập trung vào công tác quy hoạch, xây dựng, nâng cấp cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, các thiết chế vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em.

Năm là, Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phục vụ thực hiện tốt nhất việc giám sát chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Quốc hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đối với các bộ, ngành và địa phương; việc kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ đối với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và hỗ trợ, can thiệp tốt nhất, kịp thời nhất cho đối tượng bị xâm hại. Chúng tôi đang nghiên cứu về các biện pháp xử lý nghiêm minh nhất để báo cáo với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hoàn thiện các bộ chỉ số đánh giá, giám sát về thực hiện quyền trẻ em; về chỉ tiêu nghèo đa chiều trẻ em nâng cao chất lượng thu thập thông tin, báo cáo về thực hiện Luật Trẻ em và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia được đánh giá thực hiện tốt nhiều thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiến bộ về quyền trẻ em. Trong thời gian tới, nhiều vấn đề về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em đã và sẽ còn xuất hiện trong quá trình phát triển và hội nhập. Sự phát triển toàn diện của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, việc bảo đảm quyền trẻ em sẽ được thực hiện ngày càng tốt hơn ở nước ta. “Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước; với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, chắc chắn chúng ta sẽ làm tốt hơn công tác trẻ em trong thời gian tới, mang lại phúc lớn cho dân tộc, phồn vinh cho đất nước”, Bộ trưởng nói.

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công