Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Bình Định nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 62,76%
07:30 AM 22/07/2024
(LĐXH)- Trong 6 tháng năm 2024, số học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Bình Định được cấp bằng/chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo tốt nghiệp ra trường là hơn 5.000 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 62,76%.
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời, chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tính thiết thực và tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Bình Định đã được nâng lên 62,76%
Trong đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch để triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trình UBND tỉnh ban hành định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 21 nghề áp dụng trong đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
Bằng các giải pháp trên, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh tuyển sinh được 19.552 người (trong đó, trình độ cao đẳng 1.293 người, trung cấp 2.282 người, trình độ sơ cấp và đạo tạo nghề nghiệp khác 15.977 người).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tuyển sinh đào tạo nghề cho 8.275 người (trình độ cao đẳng 71 người, trung cấp 384 người, trình độ sơ cấp 6.669 người, dưới 3 tháng 1.151 người); thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính đến thời điểm này, tỉnh có 3.661 học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi học nghề, số tiền trên 158,115 tỷ đồng.
Theo số liệu báo cáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, số học sinh, sinh viên được cấp bằng/chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo tốt nghiệp ra trường năm 2023 là 17.566 người, gồm: trình độ cao đẳng 1.026 người, trình độ trung cấp 1.284 người, trình độ sơ cấp 15.259 người, tăng 2,08% so với cuối năm 2022, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 62,17%.
Trong 6 tháng năm 2024, số học sinh, sinh viên được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cấp bằng/chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo tốt nghiệp ra trường là 5.004 người (trình độ cao đẳng 711 người, trình độ trung cấp 358 người, trình độ sơ cấp 3.935 người), tăng 0,59% so với cuối năm 2023, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 62,76%.
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, các địa phương trong tỉnh còn quan tâm rà soát phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2024, tuyển sinh đào tạo nghề cho 8.275 người (trình độ cao đẳng 71 người, trung cấp 384 người, trình độ sơ cấp 6.669 người, dưới 3 tháng 1.151 người).
Ngoài ra, thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh có 3.661 học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi học nghề, số tiền hơn 158,115 tỷ đồng...
Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã cơ bản được đầu tư cơ sở vật chất; quy mô, cơ cấu ngành nghề mở rộng. Nhờ đó, số lao động đã qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số độ tuổi lao động của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Lực lượng lao động của tỉnh đã và đang từng bước đáp ứng nhân lực chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Chí Tâm

TAG: nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 62 76%
Tin khác
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045