Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
11:20 AM 27/06/2024
(LĐXH)- Thời gian qua, tỉnh Bình Định xác đinh đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp cốt lõi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhằm nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Theo đó, về phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, đến năm 2025, phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn (Bình Định) thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Đối với việc đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới; Phấn đấu 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.
Về hạ tầng, nền tảng và học liệu số, phấn đấu 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 trường cao đẳng có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.
Về quản lý số và quản trị số, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số. Tỉnh phấn đấu có 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030 hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào năm 2025 và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030. Phấn đấu 100% vào năm 2025 báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin; phấn đấu ít nhất 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 các trường chất lượng cao là trường học số.
Triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Đồng thời, tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp để tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp…
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, bảo đảm thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao giỏi cả về lý thuyết và thực hành đáp ứng được yêu cầu đào tạo cho học sinh, sinh viên…
Bằng các giải phép nêu trên, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Bình Định đã tuyển sinh đào tạo nghề cho gần 8.300 người (trình độ cao đẳng 71 người, trung cấp 384 người, trình độ sơ cấp 6.669 người, dưới 3 tháng 1.151 người); số học sinh, sinh viên được cấp bằng/chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ đào tạo tốt nghiệp ra trường hơn 5.000 người (trình độ cao đẳng 711 người, trình độ trung cấp 358 người, trình độ sơ cấp 3.935 người), tăng 0,59% so với cuối năm 2023, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 62,76%.
Thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tập trung phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ quan tâm phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM trao học bổng hơn 1,1 tỉ đồng cho sinh viên
Hội GDNN TP.HCM: Đẩy mạnh nhiều hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
VNBA Beauty Awards 2025: Vinh danh tập thể, cá nhân đóng góp ngành làm đẹp Việt Nam
Gần 500 học sinh tiêu biểu TP. HCM nhận học bổng khuyến học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
'Tết sinh viên năm 2025' ấm áp nghĩa tình ở Trường Cao đẳng Quảng Nam
Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập triển khai  nhiệm vụ năm 2025
Đảng bộ Trường Cao đẳng Quảng Nam: Đoàn kết, phát huy dân chủ, thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương và hoàn thành tốt nhiệm vụ...
Năm 2024, Công ty Du học VITA VINA – Bứt phá về đích
Hội nghị Viên chức - Người lao động năm 2025 của Trường Cao đẳng Quảng Nam thành công tốt đẹp