Doanh nghiệp
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp
Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan 2030: Tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính
11:10 PM 14/05/2024
(LĐXH)- Ngày 13/5/2024, NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, đã công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Năm 2023, hơn 20% nguyên liệu của NESCAFÉ có nguồn gốc từ các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh. Dữ liệu do tổ chức kiểm định Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Rainforest Alliance cung cấp dựa vào hoạt động giám sát và đánh giá tác động trên các nhóm nông dân ở 11 khu vực trồng cà phê mà NESCAFÉ thu mua. Kết quả cho thấy nông dân ở các quốc gia như Việt Nam, Honduras, Ấn Độ, Philippines, và Thái Lan đã đạt được mức tăng năng suất cà phê từ 5% đến 25% trên mỗi héc ta so với năm 2022. Các biện pháp chính góp phần vào sự tăng trưởng này bao gồm tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và kỹ thuật che phủ bảo vệ đất. Việc áp dụng các biện pháp này cũng giúp giảm lượng phát thải KNK trên mỗi kg cà phê, từ 15% đến 30%. Trong năm 2023, Chương trình NESCAFÉ Plan đã phân phối 21 triệu cây giống cà phê cho nông dân để giúp cải tạo và tái canh diện tích cà phê cũng như cải thiện năng suất tại các nước triển khai Chương trình.
 

Tham gia chương trình NESCAFÉ Plan từ năm 2015, chị Mai Thị Nhung được hỗ trợ, tập huấn, thực hành nông nghiệp tái sinh.

Ông Philipp Navratil, Giám đốc Bộ phận Chiến lược Kinh doanh Cà phê của Tập đoàn Nestlé cho biết: “Chương trình NESCAFÉ Plan thể hiện cam kết vững chắc của chúng tôi trong việc đảm bảo tương lai của cà phê. Đó cũng chính là ưu tiên quan trọng của NESCAFÉ. Báo cáo tiến độ lần thứ hai này là minh chứng cho những nỗ lực hàng ngày của chúng tôi trong việc hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp và nông dân ở các khu vực nơi chúng tôi thu mua cà phê đồng thời cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng hơn nữa”. 
Việc ưu tiên cho hoạt động chuyển giao kiến ​​thức và nâng cao kỹ năng là điều cần thiết để tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh. Năm 2023, hơn 140,000 nông dân trồng cà phê tại 16 nước mà Nestlé thu mua cà phê đã được đào tạo toàn diện về thực hành nông nghiệp tái sinh cũng như được hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, ở Honduras, 12,000 nông dân trẻ đã được đào tạo về khởi nghiệp, quản lý chất lượng, thực hành nông nghiệp tái sinh nhằm giúp thế hệ những người nông dân kế cận có thể tiếp quản và quản lý nông trại hiệu quả hơn.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc học hỏi lẫn nhau, Chương trình NESCAFÉ Plan đã ra mắt một nền tảng trực tuyến mang tên Agrinest. Nền tảng này nhằm mục đích kết nối nông dân từ khắp nơi trên thế giới, tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ kiến ​​thức và tăng cường hợp tác cùng nhau. Hiện tại, hơn 1,600 nông dân tại Việt Nam và 240 nông dân tại Indonesia đang tích cực sử dụng Agrinest và thời gian tới xu hướng tham gia vào nền tảng này dự kiến sẽ ngày càng tăng. 
 

Chương trình toàn cầu NESCAFÉ Plan được Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 nhằm mang lại những giá trị bền vững cho người nông dân. 

Nestlé cũng đã có những đóng góp cho sổ tay hướng dẫn mang tên “Regenerative Agriculture for Low-Carbon and Resilient Coffee Farms – A Practical Guidebook”. (tạm dịch: Nông nghiệp tái sinh cho các trang trại cà phê phát thải carbon thấp và có khả thích ứng cao). Sổ tay hướng dẫn này được biên soạn bởi Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), cung cấp cho các nhà nông học, giảng viên và chuyên gia thường xuyên làm việc với nông dân trồng cà phê một bộ phương pháp thực hành tốt nhất để có thể sử dụng và thích ứng trong các bối cảnh canh tác khác nhau, giúp nông dân trong quá trình chuyển đổi sang phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh. Sách hướng dẫn này được cung cấp rộng rãi trong ngành cà phê. 
Tại Việt Nam, từ năm 2011, Chương trình NESCAFÉ Plan đã được Nestlé Việt Nam triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên trên cơ sở hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh để hỗ trợ nông dân trồng cà phê thực hành nông nghiệp tái sinh.
 

Chương trình NESCAFÉ Plan 2030 tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và giảm phát thải khí nhà kính.


Tính đến nay, Chương trình đã thực hiện hơn 355,000 lượt tập huấn về canh tác cà phê bền vững cho các hộ nông dân, hỗ trợ cây giống cho trung bình trên 10,000 hộ nông dân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2023, phân phối hơn 74 triệu cây giống có năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh, kháng hạn giúp tái canh các diện tích cà phê già cỗi. Nhờ áp dụng các phương pháp canh tác cà phê theo hướng nông nghiệp tái sinh, chương trình đã giúp người nông dân tiết kiệm đến 40% nước tưới, giảm 20% phân hóa học và thuốc trừ sâu, tăng 30-100% thu nhập. 
Chương trình cũng xây dựng được 274 nhóm nông dân, trong đó có hơn 30% các nhóm có nữ nông dân đóng vai trò trưởng nhóm, giúp họ được đào tạo chuyên môn bài bản và sau đó tiếp tục truyền đạt kiến thức, truyền cảm hứng cho cộng đồng nông dân cùng thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững ./.
Mỹ Linh

 

TAG: Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan 2030 nông nghiệp tái sinh sản xuất nông nghiệp bền vững
Tin khác
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 Sản phẩm – Dịch vụ tin dùng Việt Nam 2024 với VITA – Sức Khỏe Vàng
Hà Nội công bố bảng giá đất, cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Techfest Vĩnh Phúc 2024: Kết nối sâu rộng giữa các startup và hệ sinh thái khởi nghiệp
VRG đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 26.300 tỷ đồng
Prudential Việt Nam và HSBC Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm
Prudential bế giảng khóa “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp”, hoàn thiện hình mẫu nhà lãnh đạo đa  năng
Grab tung ưu đãi “khủng” để kết nối người dân với tuyến Metro số 1
TPHCM: 14 nhà ga của tuyến Metro số 1 đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách từ 10g ngày 22/12
Mất cân bằng tài chính từ trào lưu đốt tiền ‘xé túi mù’