Bắc Ninh: Tăng cường công tác tuyên truyền trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay, các cấp, ngành tập trung tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm ATVSLĐ góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra.
Với đặc thù có nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng lớn nên công tác bảo đảm ATVSLĐ được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt chính sách liên quan đến ATVSLĐ, trong đó có Kế hoạch số 361/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020. Các hoạt động tuyên truyền; huấn luyện, tập huấn về ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn... được tổ chức thường xuyên. Việc thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ được tăng cường qua đó kịp thời xử lý những vi phạm, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót bảo đảm an toàn cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong thực hiện Luật ATVSLĐ.
Bên cạnh những kết quả tích cực thì công tác ATVSLĐ còn những hạn chế. Đó là, việc tuyên truyền mới đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn, chưa thường xuyên, liên tục và chủ yếu diễn ra trong Tháng hành động về ATVSLĐ hoặc khi xảy ra TNLĐ, cháy nổ lớn. Các cuộc thanh tra, kiểm tra còn ít, mới chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số doanh nghiệp. Việc thông tin, báo cáo về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, số lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc không theo hợp đồng lao động... chưa đầy đủ. Công tác huấn luyện ATVSLĐ, hỗ trợ kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cho đối tượng trong khu vực phi kết cấu gặp nhiều khó khăn.
Việc bảo đảm an toàn lao động tại nhiều làng nghề, trên một số công trường xây dựng chưa được coi trọng đúng mức. Nhận thức về ATVSLĐ của một bộ phận người sử dụng lao động, người lao động còn hạn chế. Năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 164 vụ TNLĐ, làm 167 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), trong đó có 18 vụ TNLĐ làm chết 19 người. Các vụ TNLĐ cũng làm 45 người bị thương nặng và thiệt hại nhiều tài sản.
Diễn ra từ ngày 1 đến 31-5, Tháng hành động về ATVSLĐ với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”… là dịp thúc đẩy các chương trình, hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp; nâng cao ý thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ và các qui định của Nhà nước. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sẽ tạm dừng các hoạt động như mít tinh hưởng ứng; các cuộc thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ; các hoạt động họp, tọa đàm, hội nghị, hội thảo... tập trung đông người.
Mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có công văn gửi các ngành, địa phương, doanh nghiệp về triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhân dịp này, sở phối hợp thăm, tặng quà cho 30 nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ...
Diễn ra từ ngày 1 đến 31-5, Tháng hành động về ATVSLĐ với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”… là dịp thúc đẩy các chương trình, hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp; nâng cao ý thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ và các qui định của Nhà nước. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sẽ tạm dừng các hoạt động như mít tinh hưởng ứng; các cuộc thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ; các hoạt động họp, tọa đàm, hội nghị, hội thảo... tập trung đông người.
Mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có công văn gửi các ngành, địa phương, doanh nghiệp về triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhân dịp này, sở phối hợp thăm, tặng quà cho 30 nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ...
Theo ông Trần Ngọc Đạo, Trưởng phòng Chính sách Lao động (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) thì công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm ATVSLĐ, nhất là năm nay khi một số hoạt động phải tạm dừng do dịch COVID-19. Vì thế các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền, phát động hưởng ứng Tháng hành động qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, mạng nội bộ, mạng xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp; in và treo nhiều băng rôn, khẩu hiệu, pano; tổ chức tuyên truyền bằng xe lưu động... từ đó nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện Luật ATVSLĐ.
Ngọc Đăng/baobacninh.com.vn
TAG: