Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
11:39 AM 31/10/2022
(LĐXH) – Nhằm tăng cường bình đẳng giới và phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới; Triển khai các mô hình bình đẳng giới; Tăng cường hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới tại cộng đồng…
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, như: Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 05/7/2021 về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 16/4/2021 về thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021- 2025... Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Triển khai các Mô hình về bình đẳng giới nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hành động về bình đẳng giới, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Cán bộ Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Tiền Giang, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) cung cấp tài liệu
tuyên truyền về phòng, chống bạo lực cho hội viên.
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BĐG, các văn bản pháp luật mới liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục với phụ nữ và trẻ em; tuyên truyền công tác cán bộ nữ, nội dung BĐG trong lĩnh vực chính trị... cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng nhiều tin, bài viết, phóng sự tuyên truyền trên Tạp chí Lao động và Xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trang thông tin điện tử, mạng lưới loa truyền thanh 209/209 xã, phường, thị trấn...; In, cấp phát hàng chục nghìn tờ rơi tuyên truyền luật BĐG, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục với phụ nữ và trẻ em, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý xã hội cho phụ nữ, trẻ em, nhân viên trong khu cách ly...; Tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong hội nghị, tập huấn của ngành và địa phương cho hàng nghìn đại biểu.
Các hoạt động bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình được tổ chức rộng khắp từ cơ quan, đơn vị đến các địa phương trên địa bàn thông qua các phong trào, chương trình, hội thảo, như: Hội thảo "Truyền thông và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình"; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, …
Triển khai thực hiện tốt việc lồng ghép phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình. Nhiều mô hình thu hút sự tham gia của phụ nữ như: Phụ nữ làm kinh tế giỏi; mô hình dịch vụ gia đình; ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; nhóm tư vấn cộng đồng; địa chỉ tin cậy; nhà tạm lánh... Hiện nay, toàn tỉnh có 1.359 câu lạc bộ “phòng, chống bạo lực gia đình”, trên 200 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 80 mô hình dịch vụ gia đình được thành lập, tổ chức hoạt động; 100% các hộ gia đình ở địa phương có câu lạc bộ được tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; 90-95% số hộ gia đình có nhiều thế hệ chung sống được tuyên truyền thực hiện ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc. Nam, nữ thanh niên địa phương được tập huấn, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình trước khi kết hôn. Tại những địa phương có câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình đã cơ bản giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, số đề, say rượu. Đa số trong các gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình, trong sở hữu tài sản chung, trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Với những giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các cấp, ngành, công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt những kết quả tích cực. Đến nay, đã giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ so với nam giới còn 1,506 lần; Đạt 100% trở lên người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; 100% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn; 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng; 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới./.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”