Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Bắc Giang thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có công
02:07 PM 28/07/2020
(LĐXH) Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang rất quan tâm thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Giang đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Theo bà Bùi Thị Thu Thủy, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bắc Giang, thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tỉnh Bắc Giang rất chú trọng công tác Đền ơn đáp nghĩa; tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm NCC và thân nhân của họ được thụ hưởng đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng và đoàn thể các cấp tiếp tục duy trì, củng cố và đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, làm tốt công tác xã hội hóa chăm sóc NCC; thực hiện tốt công tác mộ - nghĩa trang liệt sĩ. Tập trung hỗ trợ cải thiện nhà ở, chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, NCC có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh không còn hộ gia đình NCC nghèo; 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng được phụng dưỡng. Năm qua, công tác hỗ trợ cải thiện nhà ở được các cấp, các ngành quan tâm với 2.743 hộ NCC được hỗ trợ số tiền gần 85,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh gần 4,5 tỷ đồng.

Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch tỉnh Bắc giang thăm gia đình liệt sỹ

tại Phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang

Công tác thăm hỏi, động viên đối với NCC cũng được quan tâm. Hằng năm toàn tỉnh tổ chức trao tặng hơn 34 nghìn suất quà cho NCC với tổng giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã giải quyết 2.666 thủ tục hành chính liên quan đến chế độ chính sách đối với NCC và thân nhân của họ.
Cùng với việc thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCC và gia đình NCC thì công tác xã hội hóa thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, được các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia, hưởng ứng.
Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho NCC và thân nhân nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hằng năm được các ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm thực hiện kịp thời. Việc xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa đã huy động được nguồn lực đáng kể góp phần tích cực cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCC và gia đình NCC trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ ban hành các nghị định và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành nhiều thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn các địa phương giải quyết chính sách ưu đãi NCC tương đối đầy đủ và hoàn thiện hành lang pháp lý. 
Thắp hương tại Đại lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sỹ
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc, hạn chế, một số quy định chưa sát với thực tiễn khiến việc giải quyết gặp khó khăn đối với từng loại đối tượng. Trong đó vướng mắc chủ yếu nhất là việc xác định căn cứ, giấy tờ gốc của nhiều đối tượng hiện không còn, đơn vị cũ đã giải thể hoặc chuyển, sáp nhập khiến cho đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác nhận giấy tờ dẫn tới không có căn cứ để giải quyết chế độ.
Chính vì vậy, theo bà Bùi Thị Thu Thủy, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Giang, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần:
Tiếp tục làm tốt công tác quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về chính sách ưu đãi NCC với cách mạng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; trên cơ sở đó thể chế hóa thành pháp luật về chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, bảo đảm phù hợp với các quy định của Hiến pháp và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện chính sách.
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật ưu đãi NCC; trước mắt, tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi (thay thế) Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng theo hướng toàn diện, đồng bộ; khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay, vừa kịp thời bổ sung chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới; hạn chế đến mức thấp nhất sự chồng chéo, mâu thuẫn về chế độ, chính sách và cơ chế, chức năng nhiệm vụ của các bộ, ban, ngành trung ương và của các cơ quan trong tổ chức thực hiện chính sách.
Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC; đẩy mạnh công tác quản lý hành chính gắn với việc nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng NCC ở các đơn vị, địa phương.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; tiếp tục nghiên cứu đề xuất xã hội hóa sâu rộng, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” bằng nhiều nội dung, chương trình và cách làm sáng tạo, thiết thực.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tổng kết rút kinh nghiệm, bảo đảm không để sai sót, tiêu cực; kiên quyết xử lý sai phạm trong việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng.
Hải Uyên
 
TAG:
Tin khác
Hòa Bình: Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2024
Hỗ trợ trẻ em chịu ảnh hưởng bão Yagi tỉnh Lào Cai
Yên Bái giải ngân 100% vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Chương trình Toả sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Huyện Đam Rông: Tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nỗ lực vì an sinh xã hội Thủ đô
Hơn 100 đại biểu dự hội nghị về công tác tài chính do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức