Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Bắc Giang: Kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện
10:50 AM 12/10/2016
Ngày 27/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, với quan điểm: “Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức , hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép”.
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cả hệ thống chính trị tăng cường công tác dự phòng và điều trị nghiện ở địa phương, tập trung đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về ma túy, duy trì giữ vững không để địa bàn phát sinh tệ nạn ma túy.
Lễ cắt băng khai trương Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trọ nghiện ma túy tại Trạn Y tế thị trấn Neo, huyện Yên Dũng
Theo thống kê,  toàn tỉnh Bắc Giang có 186/230 xã có người nghiện ma túy; người nghiện có hồ sơ quản lý là 1.916; giảm 02 xã và 128 người so với năm trước.Người nghiện sử dụng Heroin có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin ngày càng gia tăng, đến nay số sử dụng chiếm khoảngtừ 40-45%.Người nghiện ma túy tập trung nhiều nhất ở thành phố Bắc Giang; các huyện có số người nghiện ma túy trên 200 người là: Hiệp Hoà, Tân Yên, Lục Ngạn.
Qua 03 năm triển khai Đề án, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp và nhân dân hiểu biết về tác hại của ma túy, các chủ trương, chính sách về điều trị nghiện trong tình hình mới; vận động người nghiện và gia đình tự nguyện đăng ký cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Qua đó đã tuyên truyền thuyết phục từng thành viên, từng gia đình có người nghiện ma túy cùng tham gia các dịch vụ điều trị nghiện tại cộng đồng; đã làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân cùng tham gia trong việc đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Được sự chỉ đạo củaUBND tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế đã có nhiều phối hợp trong triển khai nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức gần 20 lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho gần1.000 lượt cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của 10 huyện, thành phố, cán bộ của 10 Điểm tư vấn tại cộng đồngvà02trung tâm điều trị nghiện của tỉnh những kiến thức cơ bảnvề nghiện chất ma túy,các phương pháp dự phòng và quy trình điều trị nghiện ma tuý. Bên cạnh đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Y tế, chính quyền các địa phương tổ chức 02 lớp tập huấn để cấp chứng chỉ/ giấy chứng nhậnđiều trị Methadone cho 130 cán bộvề điều trị cắt cơnvàxác định tình trạng nghiện ma túy.Ngoài ra, Sở đãtổ chức in và cấp phát trên 25.000 tờ rơi với nội dung về mô hình điều trị nghiện ma túy trong tình hình mới tới các xã, phường, thị trấn để tuyên truyền đến các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và người dân; trong năm 2015 phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng 05 phóng sự tuyên truyền về đổi mới công tác cai nghiện ma túy.
 Sở Y tế Bắc Giang đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 245 cán bộ y tế từ cấp huyện đến cơ sở triển khai các hoạt động phòng chống ma túy; chẩn đoán; hỗ trợ điều trị nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện và ma túy tổng hợp dạng Amphetamin. Chỉ đạo các Trạm y tế tuyến xã phối hợp với công an để chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy, hướng dẫn tham gia cai nghiện bắt buộc hoặc điều trị nghiện tự nguyện.Chỉđạo Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện và Bệnh viện Tâm thần sẵn sàng tiếp nhận những đối tượng cần xác định tình trạng nghiện ma túy do tuyến xã chuyển tới để hoàn thiện thủ tục theo quy định.
Tính đến thời điểm hiện tại, 10/10 huyện, thành phố đã triển khai kế hoạch cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2016 các địa phương đã tổ chức cai nghiện cho 765 lượt người (trong đó cai nghiện tại gia đình: 354, cộng đồng: 411); số người được hỗ trợ tạo việc làm: 130 người, dạy nghề: 27 người, hỗ trợ vay vốn: 01 người. Ngoài ra, 10 huyện/thành phố đã thành lập 10 Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng đặt ở các Trạm y tế tuyến xã. Các điểm tư vấn bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2015 đến nay đã tổ chức cắt cơn giải độc cho 42 người, duy trì sinh hoạt nhóm cho 87 người, tổ chức tư vấn cho người dân, người nghiện cho 1.892 lượt người; qua đó đã cung cấp thông tin về các dịch vụ điều trị nghiện, điều trị Methadone, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, phòng, chống tái nghiện và hướng dẫn người nghiện tự giác khai báo tình trạng nghiện với chính quyền địa phương để nhận được sự giúp đỡ trong quá trình chữa bệnh.
Bắc Giang cũng đã chủ động chuyển đổi Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thành cơ sở điều trị nghiện đa chức năng và thành lập mới Trung tâm Điều trị nghiện tự nguyện, cả hai cơ sở điều trị nghiện này đều có chức năng điều trị Methadone. Trong 9 tháng đầu năm 2016, 02 cơ sở đã tiếp nhận điều trị cho 250 người nghiện; Bệnh viện Tâm thần tỉnh tổ chức tiếp nhận người nghiện ma túy tổng hợp đến chữa trị là 123 người; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng các huyện Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Yên Thế và thành phố Bắc Giang đã và đang duy trì cho 803 người đến điều trị Methadone mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn gặp một số khó khăn như: việc chẩn đoán xác định người nghiện ma tuý chỉ được thực hiện khi đối tượng tự giác khai báo tình trạng nghiện, nhưng thực tế người nghiện ma tuý thường che giấu các triệu chứng lâm sàng nên rất khó trong thực hiện chẩn đoán tình trạng nghiện; Nhiều gia đình không quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dẫn đến người nghiện bỏ trốn khỏi địa phương khi có quyết định của Tòa án; Thành viên Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng làm việc chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc tham gia công tác điều trị nghiện ma túy còn hạn chế; Chưa có định mức tối thiểu để giao cho mỗi cán bộ tại các cơ sở/điểm tư vấn điều trị nghiện phải có trách nhiệm tư vấn, tổ chức duy trì sinh hoạt, hướng nghiệp để quản lý số người nghiện ma túy trong thời gian điều trị nghiện; Người nghiện ma túy chưa chủ động, tích cực trong việc tái hòa nhập cộng đồng, dẫn đến làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ điều trị nghiện; Sự phối hợp trong công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng ở nhiều địa phương đang gặp những khó khăn vì không có cơ sở vật chất, thiếu nhân lực để tổ chức quản lý, cắt cơn cho người nghiện ma túy.
Để thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy, thời gian tới cần tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy. Công tác tuyên truyền về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư về công tác cai nghiện, tránh tình trạng phân biệt, kỳ thị. Thực hiện chế độ hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để người nghiện được tiếp cận với dịch vụ về điều trị nghiện. Duy trì hoạt động có hiệu quả và nhân rộng mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho các Điểm tư vấn trở thành điểm cấp phát Methadone cho người nghiện ma túy. Thành lập các câu lạc bộ, nhóm giáo dục đồng đẳng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hỗ trợ, giúp đỡ người sử dụng ma túy tham gia điều trị nghiện có hiệu quả./.

Theo Báo Bắc Giang
TAG:
Tin khác
Phụ nữ Nam Định với phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa'
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
Thái Nguyên: Bám sát thực tiễn, thực hiện tốt chính sách người có công
Đắk Nông: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang: Ngôi nhà ấp áp nghĩa tình
Quảng Ninh tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)