Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bám sát với nhu cầu thị trường
03:49 PM 17/06/2020
(LĐXH) - Những năm qua, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai rộng khắp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp từng bước gắn với yêu cầu thực tiễn sản xuất, mang lại cơ hội việc làm cho hàng ngàn người lao động.

Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 sửa đổi bổ sung Quyết định số 3576/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng và các đoàn thể địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và kết quả điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, tỉnh đã xây dựng các danh mục đào tạo nghề, từ đó các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường được nhân rộng; những ngành, nghề không còn phù hợp đều được thay thế, trong đó có ưu tiên dạy nghề cho lao động ở các xã, thị trấn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng chính sách, người có công, người khuyết tật, hộ nghèo và cận nghèo. Công tác đào tạo nghề đang được triển khai mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp hơn với từng đối tượng, từng ngành, nghề cụ thể ở từng địa phương, người dân được học nghề dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường. Một số nghề phi nông nghiệp được đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp để người lao động thành thạo tay nghề, nâng cao chất lượng lao động, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Các nghề nông nghiệp dần chuyển đổi sang hình thức tập huấn kỹ thuật khuyến nông vào mùa vụ, giúp học viên có điều kiện thực hành tốt nhất.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cần phải bám sát với nhu cầu thị trường
(Ảnh minh họa)

Nhờ chú trọng đầu ra, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm đã giúp người lao động người lao động sống được bằng nghề. Hơn nữa, xu hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay không chỉ là các nghề nông nghiệp mà còn tập trung vào các lĩnh vực phi nông nghiệp để phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh. Năm 2019, toàn tỉnh có 1.902 lao động được đào tạo nghề trong đó, có 1.064 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp và 838 người được đào tạo nghề nông nghiệp.

Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 05 năm giai đoạn 2016 – 2020, chỉ riêng lĩnh vực phi nông nghiệp, đã có 4.635 lao động nông thôn được học nghề, trong đó: đối tượng người có cách mạng: 184 người, dân tộc thiểu số: 262 người, lao động thuộc hộ nghèo: 317 người, lao động thuộc diện thu hồi đất: 52 người, khuyết tật: 32 người và lao động thuộc đối tượng khác: 3.780 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học xong đạt 96,75%. Kinh phí thực hiện đào tạo trong giai đoạn này được bố trí 100% từ nguồn vốn ngân sách địa phương (không có vốn trung ương giao), với tổng số vốn bằng nguồn vốn giao hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp là: 23.508 triệu đồng; Kinh phí thực hiện: 17.979 triệu đồng.

Năm 2020, Sở đặt mục tiêu giải quyết việc làm và tạo đủ việc làm cho 34.000 người lao động. Số người được đào tạo mới trong năm 2020 là 30.000; trong đó, trình độ Cao đẳng là 1.200 người; Trung cấp là 2.000 người; sơ cấp và dưới 3 tháng là 26.800 người. Để đạt được chỉ tiêu đề ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, bám sát nhu cầu của thị trường, từng bước giải quyết việc làm bền vững cho lao động. Trên cơ sở đó, những ngành, nghề trọng điểm, cần sử dụng nhiều lao động được tạo điều kiện để mở rộng và đầu tư nâng cao chất lượng.

UBND tỉnh đã giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các ngành nghề đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng, trong đó có các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành định mức kinh tế kỹ thuật 28 nghề đào tạo và đang đôn đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn thành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thêm 16 nghề còn lại mà thị trường lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu cao.

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng